Lỗ đen ở đại dương: Niềm vui không tưởng cho loài người

Không hung tợn như những lỗ đen trong vũ trụ, “lỗ đen đại dương” tại nam Đại Tây Dương, đang “vô tình” mang lợi cho loài người.

Một xoáy nước lớn trên sông. Ảnh có tính chất minh họa.

Vào năm 2013, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ ETH Zurich và trường Đại học Miami (Mỹ) đã phát hiện và nghiên cứu xoáy nước lớn nhất tại nam Đại Tây Dương, có đường kính lên tới 150 km.

Những nét tương đồng giữ lỗ đen vũ trụ và lỗ đen đại dương

Thông qua quan sát hình ảnh vệ tinh và tính toán toán học, các nhà khoa học đã xác định được ranh giới, nơi bắt đầu và kết thúc của mỗi xoáy nước.

hình ảnh mô phỏng một lỗ đen ở đại dương

Hình ảnh mô phỏng một lỗ đen đại dương. Đồ họa: Daily Mail

 

Qua đó, họ nhận thấy rằng các xoáy nước cũng tương tự như lỗ đen trong không gian (hay lỗ đen vũ trụ).

Điều này đồng nghĩa với việc, các xoáy nước cũng hút và “bắt nhốt” nước giống như cách thức các lỗ đen nuốt chửng ánh sáng trong vũ trụ.

hình ảnh mô phỏng lỗ đen hút vật chất trong vũ trụ

Hình ảnh mô phỏng lỗ đen hút vật chất trong vũ trụ

 

Theo nhóm nghiên cứu, những xoáy nước đại dương khổng lồ này được các luồng nước cuốn tròn, bao quanh dày đặc đến mức không thứ gì từng bị hút vào bên trong, có thể thoát ra được.

 

Lỗ đen hay hố đen (Black Holes) là một vùng trong không gian – thời gian hút mọi thứ tiến sát gần nó.

 

Trường hấp dẫn của lỗ đen mạnh tới mức có thể ngăn cản mọi thứ đã bị nuốt chửng vào bên trong nó, kể cả ánh sáng, thoát ra ngoài.

Nếu như ánh sáng trong không gian không đi vào các lỗ đen mà uốn cong thành các vòng tròn ở xung quanh, thì ở lỗ đen đại dương cũng xảy ra điều tương tự: Nước không bị hút vào, mà quay xung quanh “lỗ đen đại dương”.

 

Các nhà khoa học hi vọng, việc nghiên cứu các xoáy nước có thể giúp chúng ta hiểu hơn về các lỗ đen trong không gian.

 

Lỗ đen vũ trụ từ lâu là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Mặc dù chưa ai từng nhìn thấy hố đen một cách trực tiếp, nhưng chúng ta hoàn toàn chắc chắn rằng chúng có tồn tại.

 

Lỗ đen hung tợn trong đại dương: Hại hay lợi cho loài người?

 

Thống kê cho thấy, các lỗ đen như vậy xuất hiện ngày càng nhiều ở vùng biển phía nam Đại Tây Dương, làm gia tăng việc luân chuyển nước mặn và ấm về hướng bắc.

 

Các nhà khoa học nhận định, những lỗ đen đại dương có thể tiết chế ảnh hưởng tiêu cực của việc băng tan trên biển do hiện tượng ấm nóng lên toàn cầu.

 

ảnh minh họa.

Ảnh minh họa

 

Kết quả nghiên cứu của nhóm dự kiến sẽ giúp giải đáp nhiều bí ẩn về đại dương, từ các câu hỏi liên quan đến khí hậu cho tới sự lan truyền của những dạng ô nhiễm môi trường.

 

Những phát hiện “dị thường” tại vùng biển Đại Tây Dương

 

“Tam giác quỷ Bermuda không gian”

 

Còn gọi là “Vùng dị thường nam Đại Tây Dương” (South Atlantic Anomaly – SAA), vùng không gian này là nơi mà các vành đai bức xạ Van Allen, chứa hạt mang điện tích xung quanh Trái Đất, tiếp cận gần nhất bề mặt hành tinh chúng ta.

 

 

Vùng dị thường nam Đại Tây Dương

 

Thực tế, phi hành gia trên tàu con thoi từng than phiền máy tính của họ đôi khi lại bị đánh sập khi tàu di chuyển xuyên qua vùng bất thường trên.

 

Việc di chuyển qua vùng SAA cũng được cho là nguyên nhân khiến các vệ tinh trong hệ thống Globalstar lâm vào tình trạng hỏng hóc, không hoạt động được.

 

Một số tàu không gian như kính viễn vọng Hubble, thậm chí còn được lập trình để tắt các thiết bị nhạy cảm khi bay qua khu vực SAA để tránh hư hại.

 

“Vùng chết” ở Đại Tây Dương

 

Giữa năm 2015, nhóm chuyên gia Đức và Canada lần đầu tiên phát hiện “vùng chết” (diện tích khoảng 260 km2) ở Đại Tây Dương, nơi sự sống không thể tồn tại vì không có oxy hòa tan trong nước.

 

Tại đây, chất dinh dưỡng là thức ăn để tảo phát triển và chúng lần lượt bị vi sinh vật nuốt chửng. Hoạt động này tạo ra chất thải, nhưng sau đó cũng bị vi khuẩn khác ăn.

 

Quá trình trên tiêu tốn rất nhiều oxy và dần hình thành những vùng không có oxy. Động vật biển hoặc cá sẽ chỉ còn hai lựa chọn, di chuyển để sống sót, hoặc ở lại và chết. Đây là lần đầu tiên vùng chết được quan sát dưới đại dương.

Theo Tri thức trẻ

 

comments

Nội dung liên quan