Một cuộc đàm phán Triều Tiên và Hàn Quốc diễn ra ở thành phố Kaesong, Triều Tiên – Ảnh: ReutersCuộc họp giữa Triều Tiên và Hàn Quốc không mang lại kết quả sau 2 ngày đàm phán, Bình Nhưỡng đổ lỗi cho Seoul khiêu khích, xuyên tạc chính thể Triều Tiên.
Bình Nhưỡng ngày 13.12 đưa ra những chỉ trích và đổ lỗi cho Seoul là nguyên nhân gây ra sự thất bại cho cuộc đàm phán giữa 2 nước, theo Yonhap.
Cuộc họp cấp thứ trưởng của Triều Tiên và Hàn Quốc kết thúc hôm qua 12.12 sau 2 ngày đàm phán nhưng không mang lại kết quả gì, cũng như chẳng hứa hẹn cuộc gặp tiếp theo trong tương lai của 2 nước này. Cuộc gặp lần đầu tiên được tổ chức giữa giới chức cấp cao của 2 nước ở thành phố Kaesong (Triều Tiên) gần biên giới với Hàn Quốc.
Cuộc họp được nói là tiếp nối cho cuộc gặp trước đó của 2 nước nhằm dàn xếp vụ căng thẳng hồi tháng 8.2015, khiến cả 2 huy động lực lượng quân sự qui mô lớn dọc biên giới. Cuộc đàm phán được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội tránh đối đầu quân sự cho cả Bình Nhưỡng và Seoul trong tương lai. Tuy nhiên, theo hãng tin Yonhap nhận định, sự thất bại là “một áng mây che phủ cuộc đàm phán liên Triều”.
“Vu khống và bôi nhọ bên đối lập là nguyên nhân làm hỏng cuộc đối thoại cố gắng hàn gắn mối quan hệ giữa 2 nước”, Uriminzokkiri, website tuyên truyền của Triều Tiên tuyên bố.
“Seoul cần kiềm chế phát biểu và hành động của mình nếu như muốn cuộc đối thoại giữa miền bắc và miền nam thành công”, website Uriminzokkiri nói tiếp, hàm ý nói đến phát biểu của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tại Liên Hiệp Quốc hồi đầu tháng 12.2015 khi đề cập đến mối đe dọa của Triều Tiên về hạt nhân và vi phạm nhân quyền.
“Bây giờ là lúc những kẻ chịu trách nhiệm trực tiếp đến mối quan hệ liên Triều phải cẩn trọng với phát biểu và hành động của mình”, Uriminzokkiri chỉ trích.
Đụng độ quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc hồi tháng 8.2015 bắt nguồn từ vụ đặt mìn trên phần đất của Hàn Quốc, làm 2 sĩ quan nước này bị thương. Seoul chỉ trích vụ đặt mìn do Bình Nhưỡng thực hiện trên phần đất của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, căng thẳng thực sự bắt đầu khiến 2 nước huy động quân đội và vũ khí dọc biên giới khi Seoul triển khai trở lại hệ thống loa phóng thanh dọc biên giới, điều mà Bình Nhưỡng cho rằng phục vụ việc tuyên truyền xuyên tạc chính quyền Triều Tiên.
Minh Quang
- TAGS:
- TRIỀU TIÊN
- HÀN QUỐC
- ĐÀM PHÁN LIÊN TRIỀU
- MINH QUANG
BÌNH LUẬN
Gửi bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
- Tối thiểu 10 chữ
- Tiếng Việt có dấu
- Không chứa liên kết
VIDEO ĐANG ĐƯỢC XEM NHIỀU
‘Đầu gấu’ phá cổng, lao vào chung cư đập vỡ đầu cư dân
ads by ants
Nga, Trung Quốc bỏ phiếu chống điều trần tình hình nhân quyền Triều Tiên
10:46 AM – 11/12/2015 Thanh Niên Online
Hội đồng Bảo an LHQ bỏ phiếu về tình hình nhân quyền ở Triều Tiên, ngày 10.12.2015 tại New York. Trung Quốc và Nga là 2 trong 4 nước bỏ phiếu chống – Ảnh: AFP
- GOOGLE+
Phạm Bá ThủyCÙNG CHUYÊN MỤC
Đằng sau sự ủng hộ cho Donald Trump là gì?
- 50.000 người ủng hộ IS ở Malaysia
- ‘Bẫy tử thần’ chờ tàu ngầm Trung Quốc
- Thỏa thuận lịch sử tại COP21
- Bí ẩn vụ ban nhạc Triều Tiên hủy diễn ở Trung Quốc
TOP TIN TỨC
Bầu Đức ‘nổ’ và làm
‘Đầu gấu’ đánh cư dân chung cư: ‘Chúng cầm búa tạ phang thẳng vào đỉnh đầu tôi’
Ban nhạc nữ Triều Tiên hủy biểu diễn vì Chủ tịch Trung Quốc không đến xem?
Gần 900 nhân viên được thưởng hơn 500 tỉ đồng
Nga và Trung Quốc đã bỏ phiếu chống việc điều trần ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về tình hình nhân quyền tại Triều Tiên, hãng tin Nga RIA Novosti ngày 11.12 cho biết.
TIN LIÊN QUAN
Israel xuất gần nửa triệu USD vàng cho Triều Tiên
Triều Tiên khoe đang phát triển bom khinh khí
Mỹ cấm vận đại diện ngân hàng Triều Tiên ở VN vì mua bán vũ khí
Theo đó, hai nước Nga và Trung Quốc không xem lĩnh vực nhân quyền ở Triều Tiên là vấn đề có thể đe dọa hòa bình và an ninh thế giới,
Trước đó Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm thứ năm 10.12 đã tổ chức một buổi điều trần về tình hình nhân quyền ở Triều Tiên. Ngay từ đầu cuộc họp, Trung Quốc đã phản đối đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự và yêu cầu bỏ phiếu. Kết quả Trung Quốc, Nga, Angola và Venezuela bỏ phiếu chống; 9 quốc gia bỏ phiếu thuận gồm Mỹ, Pháp, Anh, Lithuania, Jordan, New Zealand, Tây Ban Nha, Malaysia và Chile. Nigeria và Chad bỏ phiếu trắng. Thể thức cuộc họp không áp dụng quyền phủ quyết.
Phát biểu tại cuộc họp, phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại LHQ Wang Min nói: “Hội đồng Bảo an nên dành mối quan tâm của mình cho cuộc chiến chống lại các mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới. Hội đồng Bảo an không phải là nơi để thảo luận về các vấn đề nhân quyền”.
Sau khi mô tả tình hình trên bán đảo Triều Tiên là “phức tạp và nhạy cảm”, nhà ngoại giao TQ kêu gọi tất cả các bên liên quan nỗ lực nhiều hơn để hóa giải căng thẳng trong quan hệ liên Triều.
Còn phó đại diện thường trực của Liên bang Nga tại LHQ, Eugene Zagaynov cho rằng vấn đề ưu tiên hàng đầu hiện nay là nối lại các vòng đàm phán sáu bên để giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
“Hội đồng Bảo an cần tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến các mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế, tình hình nhân quyền ở CHDCND Triều Tiên không liên quan gì đến vấn đề này”, ông Zagaynov kết luận.
Tuy nhiên, ông Ra’ad Zeid Al-Hussein, đặc trách Cao ủy LHQ về Nhân quyền lại thể hiện lập trường khác. Theo ông, hàng triệu người ở Triều Tiên đang bị tước đoạt tự do và các quyền cơ bản, do vậy cũng tạo thành mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế.
Đại diện thường trực của Mỹ tại LHQ, bà Samantha Power đã chỉ trích lập trường của những nước không coi tình hình nhân quyền là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Bà Power phát biểu: “Tôi muốn hỏi, việc tra tấn, bỏ đói tù nhân và những hành động phi nhân bản khác có thể giúp ổn định hòa bình và an ninh hay sao?”.
Đại diện Hàn Quốc đề nghị Hội đồng bảo an tiếp tục tích cực thể hiện vai trò của mình trong vấn đề này. Đại diện CHDCND Triều Tiên không phát biểu.
Vấn đề nhân quyền ở CHDCND Triều Tiên đã được đưa vào chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an LHQ từ tháng 12.2014. Trước đó, từ tháng 3.2013, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã thành lập Ủy ban điều tra các vi phạm nhân quyền ở Triều Tiên. Một báo cáo về tình hình nhân quyền ở quốc gia này đã được trình lên Hội đồng bảo an LHQ, trong đó trình bày hiện trạng bắt bớ, giam cầm hàng loạt, tra tấn và bỏ đói tù nhân. Ủy ban này xác định rằng trong nhiều thập niên qua, hàng trăm ngàn người đã chết trong các nhà tù. Theo ước tính của LHQ, hiện nay có từ 80-120 nghìn tù chính trị đang bị giam cầm ở Triều Tiên.
Phạm Bá Thủy