Đại sứ Nguyễn Quốc Cường: ‘Tiếp thị xoài bằng Facebook rất hiệu quả’

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản cho rằng mạng xã hội đang đóng góp tích cực vào việc quảng bá hàng Việt ra nước ngoài, với ưu thế nhanh chóng, ít tốn kém, tác động đến nhiều tầng lớp người tiêu dùng…
Quan chức đi tiếp thị xoài
Đầu tháng 11 vừa qua, ngành nông nghiệp Việt Nam vừa chào đón sự kiện lớn khi trái xoài Cát Chu lần đầu tiên có mặt trong một siêu thị lớn của Nhật, sau nhiều nỗ lực xúc tiến của cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp. Trong đó, hình ảnh Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Nhật – ông Nguyễn Quốc Cường cầm trên tay trái xoài đăng trên mạng xã hội được đánh giá cao khi đã “tiếp thị” được sản phẩm rộng rãi và gây ấn tượng. Đại sứ đã có cuộc trao đổi với VnExpress sau sự kiện này.

nguyen-quoc-cuong-6477-1447822419
Đại sứ Nguyễn Quốc Cường (hàng thứ nhất, thứ ba từ trái qua) trong lần đi quảng bá xoài tại siêu thị Aeon Nhật Bản. Ảnh: Trang cá nhân của đại sứ Nguyễn Quốc Cường
– Xoài Việt Nam vừa lần đầu có mặt ở siêu thị lớn của Nhật. Ông đánh giá thế nào về ý nghĩa của sự kiện này?

Đại sứ Nguyễn Quốc Cường có gần 35 năm công tác trong ngành ngoại giao và được phong hàm Đại sứ bậc II – hàm cấp ngoại giao cao nhất của Việt Nam. Ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao từ năm 2014 và bắt đầu nhiệm kỳ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản từ tháng 7/2015, sau ba năm làm đại sứ tại Mỹ. Ông nổi tiếng với bài trả lời phỏng vấn trực tiếp kênh CNN của Mỹ về vấn đề Trung Quốc.
– Đây thực sự là tin rất vui cho người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, nơi trồng ra những trái xoài Cát Chu, và cho mọi người dân muốn đưa nhiều hoa quả và các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam ra nước ngoài. Đây cũng là tin mừng cho những người tiêu dùng Nhật Bản có thêm các cơ hội lựa chọn các sản phẩm hoa quả ngon, chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng từ Việt Nam, một đất nước mà người dân Nhật Bản cũng rất yêu mến và có những tình cảm đặc biệt.

Cùng với trái thanh long ruột trắng, xoài Cát Chu là hoa quả thứ hai được Chính phủ Nhật Bản chính thức cho phép đưa sang thị trường rất khó tính này. Và nếu làm tốt, đây là cơ hội để ta tiếp tục phấn đấu đưa tiếp các hoa quả và nông sản khác của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.

– Theo ông, cơ hội để đưa trái xoài và các nông sản khác của Việt Nam sang Nhật sẽ như thế nào trong thời gian tới?

– Sau hôm đi quảng bá xoài ngày 7/11, tôi vẫn giữ liên lạc với lãnh đạo siêu thị Aeon và được biết xoài Việt Nam bước đầu được đón nhận khá thuận lợi. Thương vụ của Đại sứ quán cũng cho tôi biết theo kế hoạch của các doanh nghiệp liên quan, dự kiến từ nay đến cuối năm ta có thể đưa 80-100 tấn xoài sang Nhật Bản và sẽ nhiều hơn gấp nhiều lần cho những năm tiếp theo nếu vẫn giữ được tốt chất lượng và đảm bảo các quy định chặt chẽ của Nhật Bản về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Việc đưa các sản phẩm nông nghiệp, trái cây khác của ta sang Nhật Bản, tôi cho rằng hoàn toàn có khả năng. Hiện các cơ quan chức năng hai bên đang tiếp tục trao đổi, và Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản cũng tích cực tham gia. Tôi muốn sớm chứng kiến và tham gia tiếp thị cho các trái cây khác của Việt Nam như thanh long ruột đỏ, chôm chôm, vú sữa, vải… tại các siêu thị lớn của Nhật Bản.

– Ông có lời khuyên gì cho nông dân, doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm ra thị trường này?

– Chất lượng trái cây phải rất đồng đều, đây là yêu cầu rất khắt khe để đưa được vào các siêu thị Nhật Bản. Cán bộ của tôi cho biết khi còn đi học ở Nhật Bản, được chính các bạn mách nước là muốn ăn táo ngon của Nhật mà ít tiền thì chọn các trái táo không được đồng đều lắm, quả to, quả bé, kích cỡ khác nhau được bán ở ngoài các siêu thị vì đã vào siêu thị là phải đồng đều.

Tôi muốn những người nông dân trồng xoài, các doanh nghiệp xuất khẩu xoài sang Nhật Bản hết sức lưu ý vấn đề này. Đừng nên quá chú trọng cạnh tranh về giá với nhau mà lại đưa sang đây những trái xoài nhỏ và non, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chú ý đến lợi ích lâu dài hơn là việc ăn sổi ở thì chỉ tính đến lợi nhuận trước mắt, sẽ không thể bền lâu được.

– Các Bộ, ngành cần có những giải pháp gì để sản phẩm Việt Nam thâm nhập vào nhiều thị trường hấp dẫn hơn?

– Nhật Bản là nước tiêu thụ nhiều loại trái cây, đặc biệt là các trái cây nhiệt đới. Nhiều nước như Mexico, Thái lan, Indonesia… đã xuất trái cây sang đây với chất lượng tốt, đồng đều. Nhưng trái cây của Việt Nam cũng có các thế mạnh của riêng mình.

Tôi không phải là một chuyên gia về nông nghiệp, về các loại trái cây, nhưng tôi nghĩ công tác nghiên cứu về giống cũng như việc tổ chức sản xuất ra nhiều loại trái cây ngon, phù hợp với thị hiếu của từng thị trường khác nhau, có chất lượng tốt, bổ dưỡng và năng suất cao là điều rất cần thiết. Hơn nữa, nhu cầu của người tiêu dùng là cả năm, chứ không phải là mùa nào thức ấy không thôi. Nếu các hoa quả ta có thể thu hoạch quanh năm thì cơ hội lại càng nhiều hơn.

Để làm được điều này đòi hỏi cố gắng, nỗ lực chung của tất cả, của những người nông dân, các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu về giống cây trồng và các bộ, ngành liên quan. Khâu vận động, tiếp thị… cũng cần được chú trọng đúng mức.

– Những ngày qua, hình ảnh ông cầm trên tay quả xoài Cát Chu đã gây ấn tượng mạnh. Ông nhận định thế nào về hiệu quả của mạng xã hội để quảng bá sản phẩm Việt Nam, quảng bá hình ảnh nói chung?

– Ta cần biết tận dụng tất cả các phương tiện sẵn có để tăng cường tiếp thị, quảng bá cho các sản phẩm thương hiệu Việt Nam. Mạng xã hội có hiệu quả rất cao, vừa nhanh chóng, vừa rẻ tiền, đến được rất nhiều tầng lớp sử dụng và tiêu dùng khác nhau, vào bất cứ giờ giấc nào trong ngày…

Trước khi sang Nhật Bản, tôi đã từng công tác ở Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ. Tổng thống Barack Obama được coi là người rất tích cực sử dụng mạng xã hội để quảng bá hình ảnh của mình, để người dân Mỹ biết nhiều hơn đến hoạt động của Tổng thống và quan điểm của Tổng thống. Tôi cũng rất ấn tượng trong một lần gặp Thượng nghị sĩ John McCain, ông Thượng nghị sĩ, năm nay đã 79 tuổi, quay sang dặn anh trợ lý nhớ đưa ngay hình ảnh vừa chụp với Đại sứ Việt Nam lên tài khoản twitter của mình.

Tại sao ta lại không sử dụng phương tiện mạng xã hội được? Cả thế giới đều làm. Tất nhiên, cũng phải chú ý ngăn ngừa, giảm thiểu những mặt trái. Đồng xu nào cũng có hai mặt, nhưng không vì mặt trái mà ta e ngại. Hơn nữa đó là xu thế chung, ta muốn ngăn cũng không được. Với ý nghĩa đó, tôi rất quan tâm việc cổng thông tin điện tử của Chính phủ vừa qua đã mở tài khoản Facebook, một việc khó có thể nghĩ đến chỉ cách đây vài năm.

Đại sứ Nguyễn Quốc Cường cho biết việc đưa được trái xoài đầu tiên vào gian hàng siêu thị lớn của Nhật Bản là công sức của rất nhiều cá nhân, bộ, ngành của cả hai nước. Các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, các Phó thủ tướng và lãnh đạo Quốc hội cũng vào trực tiếp vào cuộc, kiên trì nêu đề nghị này mỗi dịp tiếp xúc với lãnh đạo Nhật Bản. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát trao đổi với Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản nhiều lần, lãnh đạo và các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương cũng rất tích cực. Nhiều chi tiết kỹ thuật phải trao đi đổi lại với bạn và khẩn trương xử lý để đi đến kết quả ngày hôm nay.

Tuyển dụng xuất khẩu lao động Đài loan

Thông báo tuyển trực tiếp xuất khẩu lao động Nhật Bản

comments

Nội dung liên quan