Lầu Năm Góc từng tuyên bố: “Trung Quốc đang sở hữu chương trình không gian chín muồi nhanh nhất thế giới”.
Tuy vậy, bản chất của những sự phát triển đang khiến nhiều chuyên gia đặt câu hỏi hoài nghi rằng ý định thực sự mà chính quyền Trung Quốc đang triển khai trên vũ trụ là gì?
Một trong những vấn đề then chốt là những thí nghiệm của Trung Quốc với các vũ khí không gian. Trung Quốc đã từng thử nghiệm một vài vũ khí dạng này.
Mỹ tỏ ra quan ngại về việc Chính phủ Trung Quốc đang “tiếp tục phát triển các công nghệ không gian hủy diệt” và có thể “đe dọa nền hòa bình vũ trụ cho tất cả các quốc gia khác”, dẫn thông cáo thường niên năm 2015 của Lầu Năm Góc đối với “Những phát triển an ninh và quân sự của Chính phủ Trung Quốc”. Những chương trình này đang đặc biệt gây lo ngại cho phía Mỹ.
Một phần quan trọng của sức mạnh quân sự hiện đại dựa trên các vệ tinh – từ định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) và thông tin liên lạc cho đến các hệ thống cảnh báo sớm. Sự phát triển vũ khí của Trung Quốc tập trung vào việc vô hiệu hóa hoặc hủy diệt các vệ tinh – theo báo cáo của Lầu Năm Góc, là “không phù hợp với các tuyên bố công khai của Trung Quốc về việc sử dụng vũ trụ vì các mục đích hòa bình”.
Tên lửa mang theo tàu thăm dò mặt trăng được phóng đi từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương (Tứ Xuyên) vào ngày 2-12-2013. Chính phủ Trung Quốc đang phát triển các loại vũ khí hủy diệt hoặc vô hiệu hóa vệ tinh.
Những thử nghiệm khét tiếng nhất đã được diễn ra vào tháng Giêng năm 2007 khi Chính phủ Trung Quốc phóng một tên lửa và hủy diệt một trong các vệ tinh của họ. Tuy nhiên, hôm nay, các vũ khí không gian đã vượt xa ranh giới tên lửa bao gồm những loại vũ khí năng lượng và thiết bị làm nhiễu vệ tinh.
Thêm nữa là chương trình vũ khí không gian thật sự đang gây mối ngờ vực, các báo cáo hàn lâm quân sự của Trung Quốc thường công bố trấn an đại loại như “không có bất kỳ chương trình chống vệ tinh bổ sung đã được thừa nhận công khai”. Tuy vậy, trong các tài liệu quân sự thì “nhấn mạnh về sự cần thiết phải hủy hoại, phá hỏng và can thiệp vào các vệ tinh thông tin và trinh sát của đối phương”.
Thông cáo thường niên của Trung Quốc chỉ rõ “Chính phủ Trung Quốc có thể nhắm mục tiêu chuyển hướng và các vệ tinh cảnh báo sớm, các chương trình được thiết kế để “làm mù và điếc đối phương””. Suy nghĩ của chính quyền Trung Quốc có thể nói trắng ra là hủy diệt hoặc bắt giữ các vệ tinh cũng như những thiết bị cảm biến khác, nhằm “làm kiệt quệ” một đối thủ chủ động trên chiến trường cũng như gây khó khăn cho họ khi triển khai hiệu quả các loại vũ khí dẫn đường chính xác”.
Trong khi giới chuyên gia quốc phòng lên tiếng cảnh báo về sự phát triển vũ khí không gian của Trung Quốc trong các năm qua, thì vấn đề mấu chốt ở đây là tin tức chính thống.
Bộ chỉ huy không gian Mỹ (AFSC) gần đây đã phá vỡ sự im lặng bằng việc công chiếu một tập tài liệu trong chương trình “60 phút” vào ngày 26-4-2015, trong đó giới chức quân sự cao cấp của Mỹ lên tiếng cảnh báo các vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc, và tuyên bố rằng Chính phủ Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự.
Ông William Triplett, cựu trưởng cố vấn của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ (SFRC), là một chuyên gia về an ninh quốc gia, đã phát biểu với hãng tin Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn trước đó rằng: “Sự phát triển quan trọng hơn là sự hiện diện của nó. Có khi nào đó, vào phút cuối, chính quyền Mỹ ra phát biểu khẳng khái mà rằng Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự. Tôi cho rằng phát biểu này là điều hiển nhiên”.
Một nhân viên bảo vệ đang đứng cạnh mô hình các loại tên lửa được trưng bày tại Bắc Kinh vào ngày 24-9-2013.
Trong khi đó chỉ vài tuần trước khi chiếu chương trình “60 phút”, vào ngày 14-4-2015, Trung tướng Jay Raymond của AFSC đã lên tiếng cảnh báo rằng chương trình chiến tranh không gian của Chính phủ Trung Quốc – như là một phần của Hội nghị không gian ở Colorado Springs, “Chẳng chóng thì chầy, các vệ tinh trong quỹ đạo sẽ bị thu giữ hết. Điều tôi muốn nhấn mạnh là chương trình chống vệ tinh (ASAT) đang thật sự là mối đe dọa. Tôi khẳng định đây là đề tài nóng”.
Một trong những lý do chủ chốt lý giải tại sao các chương trình chống vệ tinh của Trung Quốc khiến gây quan ngại sâu sắc cho giới chức Mỹ, chính là Mỹ đang đặt mục tiêu chống lại những chương trình này. Chính quyền Trung Quốc phân loại những loại vũ khí chống vệ tinh là 2 loại ít được biết đến nhất, gồm “Chùy ám sát” và “Lá bài Trump”.
Một báo cáo từ Trung tâm tình báo mặt đất quốc gia Mỹ (NGIC) được giải mật vào năm 2011 có đoạn “Những loại vũ khí hiện đại (2 loại tối mật) sẽ cho phép lực lượng công nghệ thấp của Trung Quốc làm chủ trước lực lượng công nghệ cao của Mỹ trong một cuộc xung đột cục bộ…”.
Phía Mỹ đặt giả thuyết rằng, trong trường hợp các vũ khí chống vệ tinh sẽ cho phép Trung Quốc vô hiệu hóa các hệ thống vũ khí công nghệ cao của Mỹ mà quân đội Mỹ không thể “đánh hơi” được, sân chơi sẽ được san bằng.