Nữ hung thủ tấn công ở California thề trung thành với IS

Ngày 4-12, các quan chức Mỹ tiết lộ nữ hung thủ tham gia cuộc thảm sát ở thành phố San  Bernardino, bang California, đã gửi thông điệp lên Facebook bày tỏ sự trung thành với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Rescue crews tend to the injured following a shooting incident in the intersection outside the Inland Regional Center in San Bernardino, California in this still image taken from video December 2, 2015. At least 20 people were reported injured in an active shooter situation, according to news reports.  REUTERS/NBCLA.com/Handout via Reuters  NO SALES. FOR EDITORIAL USE ONLY. NOT FOR SALE FOR MARKETING OR ADVERTISING CAMPAIGNS. THIS IMAGE HAS BEEN SUPPLIED BY A THIRD PARTY. IT IS DISTRIBUTED, EXACTLY AS RECEIVED BY REUTERS, AS A SERVICE TO CLIENTS  NO RESALES. NO ARCHIVE      TPX IMAGES OF THE DAY
Rescue crews tend to the injured following a shooting incident in the intersection outside the Inland Regional Center in San Bernardino, California in this still image taken from video December 2, 2015. At least 20 people were reported injured in an active shooter situation, according to news reports. REUTERS/NBCLA.com/Handout via Reuters NO SALES. FOR EDITORIAL USE ONLY. NOT FOR SALE FOR MARKETING OR ADVERTISING CAMPAIGNS. THIS IMAGE HAS BEEN SUPPLIED BY A THIRD PARTY. IT IS DISTRIBUTED, EXACTLY AS RECEIVED BY REUTERS, AS A SERVICE TO CLIENTS NO RESALES. NO ARCHIVE TPX IMAGES OF THE DAY

Lực lượng cứu hộ đang chăm sóc những người bị thương ở bên ngoài hiện trường khu vực xả súng tại San Bernardino – Ảnh: Reuters

Theo CNN, ba quan chức chính phủ Mỹ cho biết trong khi cuộc tấn công tại San Bernardino đang diễn ra, nữ hung thủ Tashfeen Malik đã gửi thông điệp khẳng định lòng trung thành với thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi. Malik gửi thông điệp này bằng một tài khoản với cái tên khác.

Các quan chức nhận định nhiều khả năng Malik và chồng Syed Farook trước khi bắn giết khiến 14 người thiệt mạng và 21 người khác bị thương đã “lấy cảm hứng” từ các tài liệu tuyên truyền cực đoan của IS trên mạng Internet. Không có bằng chứng nào cho thấy IS trực tiếp chỉ đạo hay ra lệnh thực hiện vụ tấn công.

“Đây có thể là hiện tượng hung thủ tự cực đoan hóa” – một quan chức nhấn mạnh. Các đồng nghiệp, người thân gia đình của Farook và Malik đều cho biết trước đó cả hai không thể hiện bất kỳ dầu hiệu nào cho thấy họ ngả theo con đường Hồi giáo cực đoan.

Farook đến Saudi Arabia năm 2014 để cưới Malik sau khi quen biết qua mạng Internet. “Không có bất cứ biểu hiện gì cho thấy Malik là kẻ cực đoan. Và Farook thì hoàn toàn là một người bình thường” – luật sư Mohammad Abuershaid đại diện gia đình Farook quả quyết.

Cả Farook và Malik cũng chưa từng bao giờ có rắc rối gì với luật pháp. Hiện Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang điều tra vụ thảm sát theo hướng đây là hành vi tấn công khủng bố. Điều tra cho thấy vài năm trước Farook từng liên hệ với một số nghi can khủng bố, nhưng gần đây không có biểu hiện khả nghi nào.

Trước vụ tấn công đẫm máu ở thủ đô Pháp đêm 13-11, trên mạng Internet IS thường kêu gọi những kẻ cực đoan ở phương Tây tấn công khủng bố theo kiểu “sói cô độc”. Một số vụ khủng bố kiểu này đã xảy ra ở châu Âu, Canada và Úc. Giới chuyên gia nhận định cực khó phát hiện và ngăn chặn các vụ tấn công “sói cô độc”.

SƠN HÀ

 

comments

Nội dung liên quan