Lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội trả lời chất vấn

Phần trả lời liên quan đến việc xác định lỗi cá nhân hay công vụ của Chủ tịch Quốc hội nhận được sự hài lòng từ phía đại biểu.
Mở đầu phần chất vấn, đại biểu Trần Du Lịch (TP HCM) đề cập vấn đề khiến ông với tư cách nhà kinh tế quan tâm là tiền bồi thường oan sai lấy từ đâu? “Lỗi cá nhân hay lỗi công vụ trong xét xử oan sai có phân biệt không, hay cứ lấy tiền ngân sách, tiền thuế của dân bồi thường oan sai? Luật có cần bổ sung gì không?”, ông Lịch hỏi liên tiếp người đứng đầu Quốc hội.

Đáp lại, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho hay luật bồi thường đã phân biệt rõ lỗi do cá nhân thẩm phán cố ý với lỗi do trình độ năng lực hay lỗi hệ thống từ quy trình điều tra đến truy tố, xét xử. Các luật hiện hành cũng nói rõ về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

sinhhung-6346-1447815493
Lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội trả lời chất vấn. Ảnh: Giang Huy.
“Nếu cố ý làm oan sai thì phải xử lý hình sự chứ không phải chỉ bồi thường”, Chủ tịch Quốc hội nói và cho hay nhận thấy luật về bồi thường oan sai hiện đã tương đối đủ, rõ ràng.

Trước đề nghị của ông Lịch “có nên phân cấp trách nhiệm giữa Chính phủ và địa phương để nâng cấp hiệu quả không?”, ông Hùng nói việc phân cấp đã đề cập trong Luật tổ chức chính quyền địa phương và ban hành song chưa có hiệu lực.

“Phân cấp gì thì phân cấp, cơ quan hành pháp vẫn là Chính phủ, người đứng đầu cơ quan hành pháp vẫn là Thủ tướng. Không phải địa phương làm sai mà chính phủ không chịu trách nhiệm”, Chủ tịch Quốc hội nói và cho rằng không cần đề cập đến luật phân cấp.

Nhận thấy quy trình đề xuất ban hành luật hiện hầu hết do Chính phủ đề xuất và “có những việc nói mãi tại diễn đàn mà Chính phủ vẫn chưa đề xuất”, ông Lịch gửi câu hỏi thứ ba tới Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng.

Nói rằng hiểu sự lo lắng của đại biểu, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho hay với quy định “rất rộng” hiện nay, đại biểu, Thường vụ, Chánh án, Viện trưởng VKS hay cơ quan tổ chức chính trị xã hội …. đều có quyền đề xuất. Và theo đó, Chính phủ cũng là một chủ thể có trách nhiệm nghiên cứu đề xuất luật trình Quốc hội.

“Nhưng đến nay chưa có đại biểu nào đề xuất được một dự án luật”, ông Hùng nói và cho rằng đại biểu Trần Du Lịch “cũng có thể đề xuất”. Theo ông Hùng, vấn đề hiện nay là “thực hiện cho tốt” các quy định đã có, bởi “quy trình của chúng ta đã rất dân chủ”.

Sau phần trả lời của Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Du Lịch chia sẻ: “Tôi băn khoăn nhất là Việt Nam có đủ năng lực và công cụ để phân biệt lỗi công vụ hay cá nhân gây oan sai không và câu trả lời của Chủ tịch rằng “có thể” khiến tôi hài lòng”.

Tuyển dụng xuất khẩu lao động Đài loan

Thông báo tuyển trực tiếp xuất khẩu lao động Nhật Bản

comments

Nội dung liên quan