Rosa mới 17 tuổi khi được một người đàn ông tự xưng làm nghề bán quần áo tán tỉnh, và cô nhanh chóng rơi vào lưới tình với anh ta tại quê nhà – một thị trấn nhỏ ở Mexico.
Gái điếm đứng chờ khách ở thành phố Merced, Mexico. Những tay buôn người ở Tenancingo ép phụ nữ Mexico đi bán dâm khắp những chợ người như ở La Merced hay sang tận New York. Ảnh: AP
Theo CNN, Rosa đi cùng anh ta tới một thị trấn khác có tên Tenancingo, nơi anh này giới thiệu cô với gia đình. Đưa Rosa đi ngắm những ngôi nhà tuyệt đẹp quanh thị trấn, anh ta hứa một ngày nào đó cô sẽ có ngôi nhà của riêng mình nếu chịu đi cùng anh ta sang Mỹ làm việc. Cô đồng ý, và khi tròn 18 tuổi, hai người cùng đi tới thành phố New York.
Khi đến Mỹ, cô mới nhận ra rằng, công việc hứa hẹn kia chưa bao giờ tồn tại mà thay vào đó, tên “bạn trai” ép Rosa đi bán dâm. Mới 18 tuổi, Rosa bị ép buộc phải bán dâm khắp các nhà thổ từ New York đến New Jersey, thậm chí có lúc không được phép rời khỏi phòng trong nhiều tuần lễ.
Những câu chuyện tương tự như của Rosa thường xuyên xảy ra trên đất Mỹ., theo Bradley Mileys, CEO của Polaris – một tổ chức chống buôn người có trụ sở tại thủ đô Washington. Tổ chức này đã mở đường dây nóng chống nạn buôn người ở Mỹ từ năm 2007, và từ đó đến nay, họ biết được khoảng 21.000 vụ nạn nhân bị cưỡng ép bán dâm. Những người sống sót sau khi bị đưa từ Tenancingo sang Mỹ nằm trong số những vụ đau lòng và gây sốc nhất.
Tenancingo là một thị trấn có nền tảng bóc lột. Mạng lưới buôn người vững chắc mở rộng khỏi khu vực, nơi mà những cậu bé bước vào nghề ma cô từ khi ít tuổi. Đàn bà và thiếu nữ bị ép bán dâm trên phố, trong các nhà thổ, trực tuyến, và trong những quán rượu nhỏ ở Mỹ và Mexico. Họ và gia đình run rẩy vì đe dọa, bạo lực và dối trá. Họ vùng vẫy trong chế độ nô lệ thời hiện đại, bị mạng lưới tội phạm buôn bán và bóc lột trở nên tinh vi qua nhiều thập kỷ ép làm nô lệ.
Chế độ nô lệ hiện đại sâu, rộng và phức tạp lan truyền khắp xã hội toàn cầu. Theo số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế, ước tính có khoảng 4,5 triệu người là nạn nhân của buôn bán tình dục khắp thế giới, ngành công nghiệp này tạo ra hàng chục tỷ đô la lợi nhuận cho bọn tội phạm mỗi năm.
Thị trấn Tenancingo, Mexico. Ảnh: Flickr
Hai tổ chức chống buôn người Polaris và Consejo Ciudadano đã hợp tác, thiết lập đường dây nóng cả ở Mỹ và Mexico. Ngoài ra, họ còn tăng cường tuyên truyền cho người dân hai nước hiểu và ngăn chặn hành vi của bọn buôn người Tenancingo. Chính quyền và các lực lượng thực thi pháp luật, xã hội dân sự được yêu cầu hành động quyết liệt hơn trong công tác chống buôn người, chẳng hạn như tạo công ăn việc làm cho những nạn nhân buôn người, và chấm dứt cội nguồn việc buôn người là thuyết phục đàn ông từ bỏ việc mua dâm từ những nạn nhân của bọn buôn người.
Rosa đã truyền cảm hứng cho nạn nhân và những người cứu giúp cô, khi vượt qua được mặc cảm và được viện tư vấn và chăm sóc nạn nhân buôn người Sanar hỗ trợ, bước đầu xây dựng lại cuộc sống. Cô học Yoga ở viện Sanar, kiếm được việc làm bán thời gian, rồi việc làm toàn thời gian và đang sống bằng chính bàn tay của mình. Cô được chính phủ Mỹ cấp visa T – loại cho phép nạn nhân của bọn buôn người cư trú và làm việc tại Mỹ. Rosa đã tìm thấy tương lai cho cuộc đời mình.
Hồng Hạnh