Tên lửa S-400 Nga khiến F-16 Thổ Nhĩ Kỳ án binh bất động

Với tên lửa phòng không tiên tiến S-400, Nga có thể kiểm soát gần như toàn bộ bầu trời Syria và cả các căn cứ không quân ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.
2-3069-1448535608
Một hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh: Sputnik
Một ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 Nga trong khu vực biên giới Syria hôm 24/11, Nga tuyên bố điều động hệ thống siêu tên lửa S-400 đến Syria.

Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa này sẽ được triển khai tới căn cứ không quân Hmeimim để sẵn sàng tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào có thể đe dọa các chiến đấu cơ Nga, Sputnik dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga đưa tin.

Giới quan sát tin rằng động thái này là một nước cờ cao tay của ông Putin nhằm đáp trả hành động bị coi là “khiêu khích” của Thổ Nhĩ Kỳ, và giành lấy quyền kiểm soát gần như tuyệt đối bầu trời Syria.

Nga cũng điều động tuần dương hạm Moscow được trang bị 64 tên lửa S-300FM đến sát bờ biển của tỉnh Latakia, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 50 km. Các chuyên gia quân sự của trang mạng Réseau international nhận định Nga dường như đã thiết lập một “vùng cấm bay” bất khả xâm phạm tại Syria.

S-300FM là phiên bản lắp đặt trên chiến hạm của hệ thống tên lửa phòng không S-300, có độ cao tác chiến lên đến 27 km, phạm vi hoạt động là 150 km, có khả năng vươn sang biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 100 km. Phạm vi tác chiến này bao trùm gần hết lãnh thổ Syria, trải dài từ phía bắc cao nguyên Golan, tới các căn cứ quân sự của Anh trên đảo Sip, vươn sang phía nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo đánh giá của trang mạng này, chỉ có các chiến đấu cơ được trang bị hệ thống quét radar mảng pha điện tử cực mạnh mới có cơ hội xâm nhập vào “vùng cấm bay” mà Nga trên thực tế đã thiết lập tại Syria. Và hiện nay không một lực lượng không quân nào trong số các đồng minh của Mỹ như Israel, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí là Anh sở hữu loại máy bay này trong biên chế.

Với sự hiện diện thêm của tên lửa S-400 ở căn cứ Hmeimim cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 50 km, các chuyên gia đánh giá khả năng kiểm soát bầu trời của Nga ở Syria đã được tăng lên đáng kể.

“Hệ thống này sẽ sẵn sàng tiêu diệt bất kỳ mục tiêu trên không nào tiềm tàng đe dọa tới các máy bay của chúng tôi”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố trong một cuộc họp với các tướng lĩnh quân đội.

S-400 có nhiều tính năng kĩ chiến thuật vượt trội hơn S-300. Nó có thể phát hiện mục tiêu cách xa 400 km ở độ cao 40-50 km. Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao nhưng thực sự S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm, nó có thể hạ mục tiêu như máy bay ở độ cao 27 km và các mục tiêu bay thấp cách mặt đất chỉ 5-10 m.

Đây là khả năng mà không một hệ thống tên lửa phòng không của bất cứ quốc gia nào có thể thực hiện được. S-400 có thể tiêu diệt phương tiện bay của đối phương trong khoảng cách 5-400 km và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60 km.

1-1614-1448535609
S-400 có thể khống chế khu vực rộng lớn từ căn cứ ở Latakia. Đồ họa: Mirror
F-16 Thổ Nhĩ Kỳ nằm im

Đây là lần đầu tiên S-400 được triển khai trong điều kiện thực chiến. Từ Latakia, tên lửa S-400 có thể bao trùm toàn bộ khu vực miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có căn cứ không quân nơi F-16 Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất kích để bắn hạ chiếc Su-24 Nga.

Kênh truyền hình Pháp TV5 ngày 26/11 dẫn một nguồn tin quân sự cho biết khi Nga thực hiện các cuộc không kích dữ dội nhất xuống phiến quân người Turk ở biên giới để trả đũa cho phi công bị sát hại khi đang nhảy dù, không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai 18 máy bay F-16 đến gần biên giới Syria. Tuy nhiên tất cả các máy bay này đã được lệnh nằm im trên đường băng vì bị radar trong hệ thống tên lửa phòng không Nga liên tục bắt bám không thể xuất kích, theo trang GlobalResearch.

“Với S-400, Nga đã kiểm soát tuyệt đối không phận Syria. Bất kỳ máy bay nào ở trong không phận Syria, dù là của Thổ Nhĩ Kỳ hay các nước NATO, sẽ chỉ được phép bay nếu người Nga bật đèn xanh”, CNN ngày 26/11 cho hay.

Ông Ozgur Unluhisarcikli, Giám đốc Quỹ Marshall của Đức tại Ankara, nhận định Nga có thể sẽ bắn hạ một chiến đấu cơ của Thổ Nhĩ Kỳ để trả đũa nếu máy bay này tiến vào không phận Syria, trong tầm khống chế của S-300 và S-400.

“Nga sẽ tuyên bố có quyền bảo vệ bầu trời của đồng minh Syria theo đúng cách mà Thổ Nhĩ Kỳ lập luận về nguyên tắc áp dụng quy ước giao chiến khi bắn rơi Su-24″, ông nói.

Tuy nhiên, chuyên gia Valentin Vasilescu thuộc Học viện quân sự Hungary đánh giá riêng việc điều động S-400 đến Syria đã là một lời đáp trả đanh thép, xứng đáng với vị thế của một cường quốc quân sự của Nga. Động thái này không quá cứng rắn để gây ra xung đột quân sự, nhưng lại có thừa sức răn đe chiến lược đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

4-5180-1448535609
Những khả năng ưu việt của tên lửa S-400. Xem chi tiết. Đồ họa: Tiến Thành

comments

Nội dung liên quan