Nạn bóc lột sinh viên Việt Nam ở Úc

Cuộc điều tra của Đài phát thanh SBS ở Úc đã phanh phui tình trạng sinh viên VN tại Úc bị bóc lột sức lao động với tiền công rẻ mạt, thậm chí còn bị “quỵt” tiền.

Nhiều sinh viên gốc Việt phải làm việc cực nhọc với đồng lương thấp so với quy định

758fac39ad84ca.img

Nhiều sinh viên gốc Việt phải làm việc cực nhọc với đồng lương thấp so với quy định

Trong 6 năm liên tiếp, TP.Melbourne ở Úc được tạp chí The Economist vinh danh là thành phố đáng sống nhất trên toàn cầu. Thành phố thu hút nhiều sinh viên nước ngoài này còn được xem là thành phố tốt thứ 5 thế giới đối với sinh viên, theo tờ The Australian dẫn đánh giá của công ty chuyên nghiên cứu về giáo dục và du học QS Quacquarelli Symonds.

Thế nhưng, phóng sự điều tra được phát ngày 20.4 của Đài SBS Australia đã phơi bày tình trạng lạm dụng sức lao động sinh viên VN trong cộng đồng di dân người Việt. Cụ thể, nhiều nạn nhân bị những người chủ đồng hương yêu cầu phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt với mức lương có khi chỉ 6 AUD/giờ (khoảng 100.000 đồng/giờ).

Không được hỏi lương

Cách đây 8 tháng, một sinh viên VN đã lên trang Facebook của Hội Sinh viên VN tại Melbourne để câu chuyện nhọc nhằn khi làm việc ở một nhà hàng trong thành phố để kiếm tiền trang trải phần nào chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại xứ người.

Câu chuyện này đã thu hút hàng trăm lượt bình luận của những người có hoàn cảnh tương tự, nhưng điều đáng buồn là có vẻ như ai cũng ngầm chấp nhận cách đối xử như thế để có được việc làm ngoài giờ. Trên thực tế, chính phủ Úc cho phép các sinh viên nước ngoài làm thêm 40 giờ/2 tuần, nhưng hầu như sinh viên nào cũng bị lố giờ làm, dẫn đến thái độ thỏa hiệp với tình trạng bất công của người chủ nhằm tránh nguy cơ bị hủy thị thực học tập.

Sau khi biết được tình trạng trên, hai phóng viên gốc Việt của Đài SBS đã đóng vai người tìm việc và mang theo camera bí mật ghi hình những cuộc “phỏng vấn” xin việc tại hơn 20 nhà hàng ở vùng đông nam và tây Melbourne. Đa số các chủ nhà hàng đều từ chối bàn chuyện lương khi thuê dài hạn sinh viên và không ai chịu trả hơn 10 AUD/giờ, trong khi quy định về mức lương tối thiểu của Úc là 17,70 AUD (khoảng 300.000 đồng), theo Ủy ban Công bằng tại nơi làm việc (FWC) của nước này.

Đoạn phim ghi hình bí mật của Đài SBS cho thấy nhiều sinh viên VN bị yêu cầu làm việc theo ca 12 giờ, với mức lương mỗi ngày từ 100 – 130 AUD và chỉ thanh toán bằng tiền mặt. Một nhân viên nhà hàng còn khuyên người đi xin việc không nên hỏi tiền công nếu muốn tiếp tục được giữ lại sau thời gian thử việc. Thậm chí, một người chủ còn nói thẳng: “Nếu hỏi lương thì tôi sẽ không thuê”.

Theo thống kê mới nhất của Cơ quan Giáo dục quốc tế Úc, hiện có khoảng 462.411 sinh viên nước ngoài đang học tập tại Úc, trong đó VN có 22.404 sinh viên, xếp thứ 4 về số lượng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Ông Wing La, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Á Footscray, thừa nhận tình trạng lạm dụng sức lao động của sinh viên với mức tiền công rẻ mạt không chỉ xuất hiện ở cộng đồng VN mà còn diễn ra trong những cộng đồng thiểu số khác tại Úc. Vào tháng 2.2017, một đôi vợ chồng Malaysia ở Brisbane đã bị Tòa liên bang Úc phạt hơn 200.000 AUD (3,4 tỉ đồng) vì bóc lột sinh viên làm thêm, theo SBS.

Khi lên trang Facebook Hội Sinh viên VN tại Melbourne, có thể thấy tình trạng bóc lột sinh viên không những vẫn tiếp diễn mà còn có vẻ tệ hại hơn. Hơn 2 tuần trước, một nhóm du học sinh đã lên diễn đàn về câu chuyện một nhà hàng VN tại vùng South Yarra, bang Victoria, từ chối trả lương cho một nữ nhân viên vì lý do cắc cớ như “lông mi rơi vào bánh mì”.

Một người tên Minh kể lại mình đã bị “quỵt” lương khi làm việc tại một nhà hàng ở South Yarra cách đây 2 năm. “Tôi hỏi lương thì bà chủ bảo chẳng ai được trả đồng nào trong thời gian thử việc”, anh Minh kể.

10 AUD/giờ là mức lương được hiểu ngầm khi làm chân chạy việc ở các quán ăn hoặc nhà hàng, nhưng người chủ thậm chí có thể hạ xuống 8 – 9 AUD nếu họ cho là buôn bán ế ẩm.

Đồng tiền chua cay

Có lẽ trường hợp nghiêm trọng nhất trong phóng sự của Đài SBS chính là câu chuyện của một cô gái tên Helen Nguyen, người chỉ được trả 6 AUD/giờ trong ngày khi thử việc 3 tuần. “Họ bảo rằng mình còn bé mà đi làm tội nghiệp quá nên nhận mình với mức lương là 35 AUD/ngày trong lúc thử việc”, cô Helen Nguyen bằng tiếng Việt. Quá sợ hãi, cô đã bỏ trốn và đến nay vẫn để dành số tiền 35 AUD trong ống heo để nhắc nhở mình luôn nhớ đến trải nghiệm kinh hoàng khi mới đến Úc.

Một người khác tên Aggie Phan (tên được thay đổi) thậm chí còn kể lại mình thực sự bị sốc khi trở thành nạn nhân của tình trạng bóc lột. Cô không có quyền gì cả, thậm chí họ còn theo dõi cô đến tận nhà vệ sinh, cô còn không được phép ăn vào giờ trưa. “Mọi người trong đó đều bị đối xử như vậy chứ không phải riêng mình em. Chỉ có 5 phút buổi trưa để ăn. Nhiều người phải vừa ăn vừa làm”, Phan kể.

Trong lúc tiến hành trao đổi thêm với các sinh viên, Đài SBS phát hiện một số chủ nhà hàng mở hai cuốn sổ, sổ chính thức ghi rất ít nhân viên để phục vụ nhu cầu nộp thuế, còn sổ thứ hai ghi số nhân viên thực tế và phân công thời gian làm việc. Họ chuộng trao đổi bằng tiếng đồng hương, trong khi các sinh viên không rành tiếng Anh lúc mới đến thường chấp nhận những công việc và cách đối xử như thế để kiếm chút tiền trang trải cuộc sống.

Nhà sản xuất kỹ thuật số của SBS Vietnamese Radio Trinh Nguyen, một trong hai phóng viên điều tra trong phóng sự, nói: “Khi các sinh viên bắt đầu liên lạc với chương trình để kể lại những trải nghiệm tương tự hoặc còn tệ hơn thế nữa, chúng tôi cảm thấy mình có trách nhiệm tìm hiểu và nâng cao nhận thức chung về vấn đề quan trọng này để nó có thể được xử lý”.

Olivia Nguyen, phóng viên điều tra còn lại, bổ sung: “Thật đáng báo động khi thấy ngày càng có nhiều sinh viên đối mặt với tình huống ngặt nghèo như thế trong cộng đồng người Việt. Điều gây ngạc nhiên hơn là những người đồng hương lại có thể lợi dụng sự dễ tổn thương của những người nhập cư đó, trả cho họ ít đến mức chỉ 5 AUD/giờ”.

Theo SBS, Ủy ban Công bằng tại nơi làm việc thừa nhận đã biết được việc các tiểu thương bóc lột sức lao động của sinh viên nước ngoài và cho rằng đây là tình trạng vô cùng nghiêm trọng.

Thông báo tuyển trực tiếp xuất khẩu lao động Nhật Bản

Thông báo tuyển dụng trực tiếp xuất khẩu lao động Đài Loan

comments

Nội dung liên quan