Một đại cử tri gốc Việt có thể thay đổi kết quả bầu cử Mỹ?

Trong số 4 cái tên được xem là “đại cử tri lật lọng” năm nay ở Mỹ, có một nhân vật đáng chú ý là người Mỹ gốc Việt.

tn-1-1478671974086

Baoky Vu, một người gốc Việt đang sống ở Mỹ là đại cử tri của bang Georgia.

Nếu kết quả bỏ phiếu ngày 8.11 không xác định được ai là tổng thống mới khi chưa ứng viên nào hội đủ 270 phiếu đại cử tri, tình thế sẽ chuyển sang một giai đoạn rất cân não. Lúc này, số phận của ứng viên sẽ do 4 đại cử tri với tên rất xa lạ quyết định, gồm: Robert Satiacum, Bret Chiafalo, Baoky Vu and Chris Suprun. Đáng chú ý có Baoky Vu là một người gốc Việt đang sinh sống ở Georgia.

Hai người theo đảng Cộng hòa, hai người theo phe Dân chủ. 4 người này được xem là “đại cử tri lật lọng”, một khái niệm rất lạ chỉ có riêng trong bầu cử Mỹ. “Đại cử tri lật lọng” là một thành viên trong đại cử tri đoàn, người không bỏ phiếu bầu tổng thống và phó tổng thống như cam kết ban đầu. Liệu điều này có thể ảnh hưởng tới kết quả bầu cử theo một chiều hướng hoàn toàn khác dự tính ban đầu của các ứng viên?

Satiacum là một đại cử tri Dân chủ từ thành phố Washington cho biết ông ủng hộ thượng nghị sĩ Bernie Sanders nhưng ông thề sẽ không bỏ phiếu cho bà Clinton. “Không, không, không và không với Clinton. Tuyệt đối không. Không đời nào”, Satiacum trả lời trên tờ Seattle Times tuần trước.

Chiafalo, đại cử tri Dân chủ khác từ Washington cũng đồng quan điểm với Satiacum. Trước đây, Chiafalo ủng hộ Sanders nhưng ông nói rằng “không biết có đủ sáng suốt khi bầu cho bà Clinton hay không”.

Baoky Vu, một người nhập cư và là đại cử tri đảng Cộng hòa từ bang Georgia nói rằng không chấp nhận chính sách nhập cư của tỉ phú Donald Trump nên sẽ bầu cho bà Clinton. Trong khi đó, Suprun, một đại cử tri từ Texas cũng không ưa ứng viên Trump và nói ông sẽ bầu cho Clinton.

Trong lịch sử 240 năm nước Mỹ, tổng cộng có 157 “đại cử tri lật lọng”, theo tổ chức phi lợi nhuận Fairvote. Chưa đến một nửa số đại cử tri này đổi quyết định vì ứng viên họ bầu chết trước khi đại cử tri đoàn gặp mặt. 3 người bỏ phiếu trắng và 82 người thay đổi lá phiếu vì lí do cá nhân. Tuy nhiên chưa “đại cử tri lật lọng” nào thay đổi được kết quả bầu cử.

“Đại cử tri lật lọng” chưa từng thay đổi lịch sử bầu cử Mỹ.

Năm nay tình thế có thể khác. Nếu khoảng cách chiến thắng của Trump và Clinton chỉ là 1 hoặc 2 lá phiếu so với mốc quá bán 270 lá, một “đại cử tri lật lọng” hoàn toàn có thể thay đổi tình hình. Dù kịch bản này khó xảy ra nhưng tờ Time danh tiếng nhận định tình huống hy hữu này là rất gần.

Năm 2000, ứng viên George W.Bush thắng Al Gore với đúng 271 phiếu đại cử tri, hơn đối thủ 5 phiếu. Một đại cử tri ở Washington quyết định bỏ phiếu trắng. Nếu 3 người còn lại đổi ý bầu cho Al Gore, lịch sử nước Mỹ đã rẽ theo một hướng khác.

Nhiều người thích “phiêu lưu” muốn một kết quả gay cấn giữa hai ứng viên nhưng điều này xem ra khó thực hiện. Các cuộc thăm dò đều cho thấy bà Clinton đứng trước cơ hội rất lớn trở thành tân tổng thống Mỹ.

Thông báo tuyển dụng trực tiếp xuất khẩu lao động Đài Loan

Thông báo tuyển trực tiếp xuất khẩu lao động Nhật Bản

comments

Nội dung liên quan