Người Việt lo lắng chạy theo chính sách visa của Australia

Việc chính phủ Australia hủy bỏ visa 457 đã khiến một số người Việt muốn ở lại Australia phải thay đổi kế hoạch học tập, xin việc trong khi những người khác cảm thấy bất an.

458fd8c352fa00.img

Người Việt lo lắng chạy theo chính sách visa của Australia

ảnh minh họa

Ngày 18/4, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đột ngột tuyên bố nước này sẽ hủy bỏ visa 457, loại visa tạm thời, phổ biến dành cho các lao động nước ngoài có kỹ năng để ở lại Australia. Visa 457 sẽ được thay thế bằng loại visa mới với điều kiện xét duyệt nghiêm ngặt hơn.

’Australia trên hết’

Theo The Australian, ông Turnbull cho biết hệ thống visa mới “rõ ràng, nghiêm ngặt và quyết tâm hoạt động theo lợi ích quốc gia”.

“Chương trình di trú cần được vận hành để phục vụ lợi ích của chúng ta. Tất cả là vì lợi ích của Australia”, ông nói.

Trước đây, visa 457 cho phép người lao động trong một số ngành nghề nhất định được ở lại Australia tối đa 4 năm. Sau thời gian đó, người lao động có thể nộp hồ sơ để xin làm thường trú nhân. Để có được visa 457, người lao động cần được một công ty bảo lãnh với điều kiện công ty này đạt đủ các yêu cầu của chính phủ Australia.

Visa 457 từng là giải pháp cho nhiều người muốn ở lại Australia nhưng chưa thể làm hồ sơ độc lập để tự xin visa thường trú nhân.

Visa thay thế 457 là visa Kỹ năng tạm thiếu (TSS) với 2 loại Ngắn hạn và Trung hạn, có hiệu lực lần lượt 2 năm và 4 năm. Visa TSS đòi hỏi người lao động có kinh nghiệm, yêu cầu chặt chẽ hơn về kỹ năng, trình độ tiếng Anh và cả lý lịch tư pháp. Trước đó, visa 457 không kiểm tra hồ sơ tội phạm của người xin visa. Danh sách các công việc đủ tiêu chuẩn xin TSS bị rút ngắn so với danh sách công ty của visa 457.

Quan trọng hơn, trong visa mới này, người giữ loại visa Ngắn hạn (2 năm) này không thể nộp hồ sơ xin làm thường trú nhân sau khi visa hết hạn.

Hiện tại, 95.758 người tại Australia đang có visa 457. Quy định mới này sẽ không áp dụng với những người đã có visa. Dù vậy, đối với những người đã nộp hồ sơ xin visa này gần ngày 18/4, hồ sơ sẽ không được xét nữa.

Hiện tại, có 95.758 người tại Australia đang có visa 457, nhiều nhất là người Ấn Độ, Anh và Trung Quốc. .’Chạy theo chính sách sẽ đuối’

Trao đổi với Báo , anh Tung Duy Nguyen, chủ một công ty đóng tại Sydney chuyên tư vấn về nhập cư Australia, nhận định trong 10 năm trở lại đây, đây là thời gian chính sách visa thay đổi đột ngột và liên tục nhất.

“Ví dụ năm 2011, chính phủ Australia có thay đổi cho Diện tay nghề thì báo trước vào tháng 3, đến tháng 7 có hiệu lực. Sau đó cho thêm đến cuối tháng 8 mới đi vào hiệu lực. Bây giờ quy định bãi bỏ 457 có hiệu lực ngay lập tức (công bố ngày 18 và có hiệu lực từ 19/4)”, anh Nguyen cho biết.

Những người có visa 457 hiện vẫn có thể nộp xin visa 186, tức chế độ thường trú nhân cho lao động nước ngoài tại Australia, sau khi visa 457 hết hạn. Dù vậy, Nguyen lo lắng quy định này có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

“Trong quá khứ đã có tiền lệ thay đổi quy định cho 186, ví dụ từ năm 2015, các cửa hàng thức ăn nhanh không được bảo lãnh visa 457 nữa, kể cả đang có 457 cũng không được nộp lên 186”.

Nguyen cho biết trong những trường hợp mà anh tư vấn để ở lại Australia, nhiều người phải chuyển hướng hoặc học thêm ngành khác có trong danh sách cấp visa dài hạn. Về dài hạn, các ngành có chuyên môn cao sẽ có lợi thế trong việc xin visa.

Một cuộc biểu tình phản đối chính sách visa 457 tại Australia vào năm 2013 ở Melbourne (Australia). Người lao động bản xứ cho rằng chính sách visa này cướp mất công ăn việc làm của họ khi người nước ngoài sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp. Ảnh: Getty.

Vũ Phan, một kỹ sư sống tại Melbourne, cho biết thay đổi này đã gây nên cú sốc cho cộng đồng người nhập cư tại Australia, bản thân anh cũng suýt chịu ảnh hưởng. Ban đầu, Vũ dự định nhờ công ty bảo lãnh xin visa 457. Sau khi công ty Vũ không đạt yêu cầu của chính phủ để nằm trong diện bảo lãnh, Vũ chuyển sang làm hồ sơ để xin thường trú trực tiếp.

Nếu Vũ nộp hồ sơ xin visa 457 trong thời gian này, hồ sơ của anh sẽ không được duyệt.

Trong khi đó, Vinh Nguyễn, cũng sống tại Melbourne, vừa học xong bằng đầu bếp tại Australia, cho biết dưới chính sách cũ, người học ngành đầu bếp có thể được cấp visa 457 nhưng hiện nay, các đầu bếp tốt nghiệp ra chỉ có thể xin visa TSS loại Ngắn hạn. Vinh dự định sẽ học thêm để trở thành bếp trưởng để có thể xin visa Dài hạn.

“Tôi không có ý định đổi sang ngành học khác. Việc đổi ngành không dễ và cũng không biết quy định sẽ thay đổi đến đâu. Có thể năm sau, chính phủ Australia lại có quy định khác khiến mọi người ’trở tay không kịp’. Tôi không thể chạy mãi theo các thay đổi đó”, Vinh nói.

Thông báo tuyển dụng trực tiếp xuất khẩu lao động Đài Loan

Thông báo tuyển trực tiếp xuất khẩu lao động Nhật Bản

comments

Nội dung liên quan