Việt kiều nói gì về hiện tượng ‘trở về rồi lại ra đi’?

Nhiều thanh niên Việt kiều trở về quê hương lập nghiệp nói họ cố gắng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm từ nước ngoài bởi giới trẻ trong nước mới chính là nguồn lực xây dựng đất nước.

9592e4657158b6.img
Việt kiều nói gì về hiện tượng ‘trở về rồi lại ra đi’?
ảnh minh họa
Một thế hệ Việt kiều “thứ 2” đang ngày càng quan tâm Việt Nam như một mảnh đất có nhiều cơ hội. Tận dụng vốn kiến thức và chuyên môn được đào tạo từ nước ngoài, những thanh niên Việt kiều khi về nước sinh sống và lập nghiệp đều muốn thử sức tại một nền kinh tế nhiều cơ hội tăng trưởng, bên cạnh việc khám phá văn hóa, cội nguồn.

“Sau khi kết thúc nhiệm kỳ ở Bosnia và Herzegovina, tôi đã ’van nài’ cấp trên để được điều chuyển đến Việt Nam nhận nhiệm vụ. Tôi đã từng làm việc ở Hà Nội và bây giờ muốn tìm hiểu cuộc sống ở TP.HCM, cũng là để tôi có thể tìm hiểu về cội nguồn Việt Nam trong chính tôi rõ ràng hơn”, Khanh Nguyễn, viên chức gốc Việt tại Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM, nói.

Trở về tìm kiếm cơ hội

Điều khiến Khanh Nguyễn cảm thấy háo hức nhất khi nhận nhiệm vụ ở Việt Nam chính vì “quan hệ Việt – Mỹ đang phát triển rất tốt đẹp những năm gần đây”.

“Là một nhân viên ngoại giao Mỹ có nguồn gốc Việt, hiểu rõ phong tục và văn hóa Việt Nam, tôi tin rằng bản thân có thể trở thành cầu nối giữa 2 nước tốt hơn. Sự năng động ở TP.HCM đã lôi cuốn tôi ngay từ những ngày đầu và tôi thấy như được truyền thêm năng lượng từ mảnh đất này”, anh nói với Báo .

Đối với cô gái mang 2 dòng máu Mỹ – Việt Mê Linh Rozen, cô tìm thấy nhiều cơ hội ở Việt Nam để phát huy chuyên môn về ngành giáo dục. “Đó là khi tôi đi cùng mẹ trở về thăm quê hương cách đây vài năm. Nhiều người đã nói rằng tấm bằng cử nhân giáo dục của tôi sẽ giúp kiếm được việc làm tốt ở Việt Nam, trong khi giáo viên không phải là nghề có thu nhập cao ở Mỹ”.

Một trong những công việc đầu tiên của Mê Linh ở Việt Nam là dạy tiếng Anh tại Đại học Quốc tế (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM). Sau đó, cô tham gia tổ chức giáo dục Everest Education cũng do 2 người bạn Việt kiều đồng sáng lập, giữ vai trò trưởng bộ phận giáo viên tiếng Anh ở đây. “Ban đầu tôi chỉ định làm thử 1 năm, và sau hơn 5 năm tôi vẫn còn ở đây”, Mê Linh nói.

Nhà sản xuất phim Jenni Trang Lê cho biết cô quyết định trở về Việt Nam rất nhanh chóng và được gia đình ủng hộ. “Tôi chỉ nói với mẹ vào 2 tuần trước khi rời đi. Khi đó tôi vừa chia tay bạn trai, tôi không có công việc mới nhưng lại nhận được lời mời làm việc một năm ở hãng phim Chánh Phương. Nên tôi muốn thử tìm cơ hội mới ở một nơi hoàn toàn mới. Mẹ tôi cũng đồng ý và thế là tôi đi thôi”.

Đến nay, Jenni đã tham gia các vai trò chủ chốt trong những bộ phim Việt gây ấn tượng như Cô dâu đại chiến, Bẫy Rồng, Để Mai Tính… và gần đây nhất là bộ phim Em chưa 18 đang đạt được lợi nhuận lớn ở các phòng vé.

“Nhiều người bạn Việt kiều của tôi ở Mỹ hầu như không biết nhiều về tình hình Việt Nam. Họ chỉ thỉnh thoảng biết khi xem qua phim ảnh. Do vậy trở về Việt Nam để làm phim cũng là cách để tôi nói cho họ biết quê hương đã phát triển và thay đổi như thế nào”, Jenni nói.

Nhà sản xuất phim Jenni Trang Lê. Ảnh: SIFS.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn về hiện tượng một bộ phận Việt kiều đã trở về Mỹ sau thời gian sinh sống, làm việc và đầu tư ở Việt Nam, để lại một khoảng trống hụt hẫng.

Vì sao trở về rồi lại ra đi

Luật sư gốc Việt Khanh Nguyễn cho rằng hiện tượng này không hẳn đều tiêu cực. Theo anh, một số Việt kiều sau thời gian lập nghiệp ở Việt Nam có thể tiếp tục nảy sinh những kế hoạch riêng và quay trở lại Mỹ để thực hiện nó. “Trước khi quyết định dừng lại, chúng tôi đã để lại một nền tảng nhất định, chúng tôi đã hợp tác và hướng dẫn các bạn trẻ trong nước để tiếp tục phát huy các giá trị đó”.

Trong khi đó, nhân viên ngoại giao Khanh Nguyễn nói một vấn đề hiện nay của nguồn lao động Việt Nam là bị thiếu tầng lớp lãnh đạo cấp trung. “Họ là những người có năng lực nhận chỉ đạo để triển khai thi hành. Do chưa nhiều người Việt sẵn sàng cho các vị trí này nên phần lớn đều do người ngoại quốc và Việt kiều đảm nhiệm”.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, dù thành công hay không, việc những Việt kiều rời đi đã để lại khoảng trống nhân lực. “Tôi hy vọng trong tương lai, khi nền giáo dục Việt Nam tiếp tục phát triển thì những bạn trẻ trong nước sẽ đủ khả năng tiếp quản các vị trí quản lý. Khi đó chính các bạn đang vận hành chính đất nước của mình”, anh Khanh Nguyễn nói.

Theo Khanh Nguyễn, cộng đồng Việt kiều có vai trò nhất định vì vừa giúp giới thiệu và những phát kiến, tư tưởng sáng tạo từ Mỹ một cách gần gũi do cùng chung văn hoá; nhưng chính những thanh niên đang sống mỗi ngày ở Việt Nam mới là lực lượng chính để thúc đẩy đất nước tiến lên.

“Một nguồn lực khác cũng quan trọng không kém chính là bộ phận du học sinh sau khi kết thúc chương trình học và trở về quê hương để cống hiến”, anh nói.

Mê Linh Rozen tìm thấy cơ hội phát huy nghề giáo viên tại Việt Nam. Ảnh: EE.

Mê Linh Rozen các quan điểm trên. Cô cho biết sẽ tạm ngưng công việc kinh doanh ở Việt Nam để trở về Mỹ vào tháng tới nhằm theo đuổi chương trình cao học.

“Khi tôi rời chức vụ ở EE, ba đồng nghiệp người Việt sẽ đảm nhận toàn bộ công việc của tôi. Hai người trong số này từng đi du học. Tôi tin rằng họ không chỉ là đủ khả năng tiếp quản, mà thậm chí có thể làm tốt hơn cả tôi. Các bạn ấy đã tiếp thu những kiến thức tiên tiến từ Mỹ và sẽ biết cách để vận dụng nó vào hoàn cảnh địa phương ở Việt Nam một cách phù hợp nhất”.

Trong khi đó, một cách hài hước nhưng thực tế, nhà sản xuất phim Jenni Trang Lê nói nhiều phụ nữ Việt kiều sau một thời gian ở Việt Nam thì trở về Mỹ vì “chúng tôi tìm người yêu khó quá”. “Những cô gái Việt kiều rất mạnh mẽ, độc lập chứ không phải e dè, khép nép và dễ dàng vâng lời”.

Một thực tế khác mà Jenni chỉ ra rằng: “Với những Việt kiều đã lập gia đình và có con ở Việt Nam, khi con cái trưởng thành thì họ sẽ quan tâm đến việc học hành của con; trong khi chi phí ở các trường quốc tế thì đắt đỏ. Đó cũng là một yếu tố để cân nhắc. Tuy nhiên, tôi cũng đồng tình rằng nền giáo dục Việt Nam đang có những chuyển biến rất tích cực”.

Tuyển giúp việc gia đình xuất khẩu lao động Đài Loan

Thông báo tuyển dụng trực tiếp xuất khẩu lao động Đài Loan

comments

Nội dung liên quan