Năm 2016, một năm người hâm mộ Việt Nam đã phải nghẹn ngào vì sự ra đi mãi mãi của rất nhiều nghệ sỹ, ca sỹ. Những tên tuổi như Thanh Tòng, Hán Văn Tình, Phạm Bằng, Trần Lập, Thanh Tùng, Minh Thuận… vẫn luôn mãi trường tồn với thời gian.
1 – Nghệ sỹ Nhân dân Thanh Tòng
NSND Thanh Tòng trong vở cải lương Chiếc áo thiên nga.
NSND Thanh Tòng tên thật là Nguyễn Thanh Tòng sinh năm 1948 tại Sài Gòn. Theo nghề hát từ năm 3 tuổi. Năm 20 tuổi, ông bắt tay viết kịch bản và có công gầy dựng nên thể loại cải lương tuồng cổ, được xem là vị thống soái của Cải lương tuồng cổ.
Ông cất công nghiên cứu và đưa nhiều câu chuyện lịch sử VN vào cải lương tuồng cổ. Không chỉ diễn, viết kịch bản, ông còn là đạo diễn dàn dựng rất chắc tay và được các thế hệ nghệ sĩ kính trọng tôn làm thầy.
Một số vở mang dấu ấn của ông: Thanh gươm và nữ tướng, Gió lộng bến Bình Than, Dưới cờ Tây Sơn, Bao Công vô lò gạch tra án Quách Hòe…Ông được Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND vào năm 2007 và là nghệ sĩ nhiều năm đoạt giải Mai Vàng cả vai trò diễn viên và đạo diễn. Ông qua đời vào lúc 10 h sáng 22/9 tại nhà riêng ở Quận Binh Chánh (TP. Hồ Chí Minh).
2 – Nghệ sĩ Ưu tú Hán Văn Tình
NSƯT Hán Văn Tình luôn được khán giả nhớ đến với nụ cười “Chu Văn Quềnh”
Nghệ sỹ Ưu tú Hán Văn Tình sinh năm 1957 tại Văn Lang, Tam Nông, Phú Thọ, học Trường đào tạo Sân khấu ở Hà Nội từ năm 1973. Sau khi tốt nghiệp về Đoàn tuồng Trung ương (nay là Nhà hát Tuồng Việt Nam), ông giữ cương vị đoàn trưởng đoàn 2.
Ông nổi danh với các vai Lý Đại Hỷ trong vở “Hoàng hôn đen”, ngự y trong vở “Tiếng thét giữa hoàng cung”, Hạng Võ trong trích đoạn “Hạng Võ Bại Ô Giang”, sứ nhà Nguyên trong vở “Trần Hưng Đạo”, Thổ Công trong “Bạch Tinh”… Mặc dù là nghệ sĩ nổi danh ở sân khấu Tuồng, song ông được khán giả biết đến nhiều hơn với các vai phụ trong phim truyền hình. Đặc biệt là vai diễn Chu Văn Quềnh trong bộ phim “Đất và người”.
NSƯT Hán Văn Tình đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 11h20 ngày 4/9/2016 tại nhà riêng đường Võ Quý Huân, Nam Từ Liêm, Hà Nội, hưởng thọ 59 tuổi.
3 – Nghệ sỹ Ưu tú Phạm Bằng
Nghệ sỹ Phạm Bằng thường vào vai “sếp hói” trong các tiểu phẩm hài.
NSƯT Phạm Bằng sinh năm 1931 tại Hà Nội. Ông vừa là nghệ sĩ sân khấu vừa diễn hài kịch. Ông nổi tiếng với các vai diễn hài mang lại tiếng cười cho nhiều tầng lớp khán giả.
Phạm Bằng đến với sân khấu kịch từ sớm. Năm 1959, ông tham gia đoàn kịch nghiệp dư của nhà thơ Hoàng Cầm, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Sau đó ông được tuyển vào đoàn văn công Hà Nội. Khi Nhà hát Kịch Hà Nội được thành lập, ông tham gia nhiều vai diễn, nổi tiếng với các vai phản diện.
Năm 1975, Phạm Bằng chuyển sang đoàn kịch nói Trung ương. Phạm Bằng đoạt hai Huy chương Vàng tại Hội diễn Sân khấu toàn quốc (vai Lý Trưởng trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt và vai Thương trong Mớ đời Thương).
Ngoài ra ông còn tham gia nhiều tiểu phẩm hài, hài Tết, Gala cười, Gặp nhau cuối năm… Tham gia đóng phim Ngày lễ thánh, Đất mẹ. Năm 1993, nghệ sĩ Phạm Bằng được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Ông mất lúc 20h ngày 31/10 tại một bệnh viện ở Hà Nội, hưởng thọ 85 tuổi.
4 – Ca sỹ Trần Lập
Ca sĩ Trần Lập
Trần Lập (tên khai sinh Trần Quyết Lập), sinh ngày 12/12/1974 tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Là con út trong một gia đình nghèo đông anh em, từ nhỏ anh đã có những biểu hiện về khả năng âm nhạc.
Năm 1994, anh cùng một số bạn hữu thành lập ban nhạc rock Bức Tường và giữ cương vị thủ lĩnh. Anh cũng đảm nhận vai trò sáng tác chính với hơn 30 ca khúc, đặc biệt với nhạc phẩm Đường đến đỉnh vinh quang, cùng các thành viên của mình đã đưa Bức Tường trở thành ban nhạc rock có số lượng người hâm mộ lớn nhất tại Việt Nam.
Ngoài ca hát, Trần Lập từng tham gia vài chương trình truyền hình, làm người dẫn chương trình, cũng như giám khảo của chương trình Giọng hát Việt mùa thứ nhất. Anh qua đời vào ngày 17/3/2016.
5 – Nhạc sỹ Thanh Tùng
Nhạc sĩ Thanh Tùng từng nhiều lần đứng trên sân khấu và hát ca khúc “Một mình”
Nhạc sĩ Thanh Tùng sinh ngày 15/9/1948 tại Nha Trang, Khánh Hòa. Năm 6 tuổi, ông theo cha mẹ tập kết ra Bắc và lớn lên tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp Nhạc viện Bình Nhưỡng, Triều Tiên năm 1971, khi mới 23 tuổi. Trở về nước, Thanh Tùng đảm nhận vai trò chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam II từ 1971 tới 1975. Sau đó, ông vào sống tại TP. Hồ Chí Minh và là một trong những người có công xây dựng Dàn nhạc nhẹ Đài truyền hình TPHCM. Ông cũng từng chỉ huy hợp xướng và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Bông Sen trước khi công tác tại Hội Âm nhạc TPHCM.
Sinh thời, Thanh Tùng nổi tiếng là người có tâm hồn lãng du, phóng khoáng. Ông là tác giả của nhiều tình khúc được nhiều thế hệ yêu thích như Chuyện tình của biển, Lời tỏ tình của mùa xuân, Ngôi sao cô đơn, Câu chuyện nhỏ của tôi, Hoa tím ngoài sân, Em và tôi, Phố biển, Mưa ngâu, Lối cũ ta về…
Ông qua đời vào 5h45 ngày 15/3 tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, hưởng thọ 69 tuổi.
6 – Đạo diễn – NSƯT Lê Dân
Đạo diễn Lê Dân
Đạo diễn, NSƯT Lê Dân tên thật là Lê Hữu Phước, sinh năm 1928 trong một gia đình trí thức ở Tây Ninh. Ông được xem là một trong những đạo diễn đầu tiên của nền điện ảnh Việt Nam, người góp phần tạo dựng những tên tuổi nghệ sĩ như Thẩm Thúy Hằng, Huỳnh Thanh Trà, Băng Châu, Kiều Chinh (trước 1975), Diễm My, Việt Trinh, Thanh Thúy…
Năm 1950, khi đang du học ngành Luật tại Pháp, Lê Dân đi xem Liên hoan phim Cannes và từ đó niềm đam mê điện ảnh của ông phát sinh. Ông ghi danh tại Học viện Cao đẳng Nghệ thuật và Viện Nghiên cứu Điện ảnh Paris. Ông từng đạo diễn các phim như Loan mắt nhung, Tình Lan và Điệp, Ông cố vấn, Người con gái đất đỏ, Xương rồng đen…
Ông qua đời ở nhà riêng tại TP.Hồ Chí Minhúc 11g30 trưa nay 26/2. Hưởng thọ 88 tuổi.
7 – Ca sỹ Minh Thuận
Ca sĩ Minh Thuận
Ca sĩ Minh Thuận, tên thật Nguyễn Minh Thuận, sinh ngày 12/9/1969 tại Sài Gòn. Năm 1998 Minh Thuận tham gia nhóm ca khúc chính trị Tiến Đạt. Anh được nhớ đến nhiều ở giai đoạn này khi song ca cùng Nhật Hào với loạt ca khúc: Chiếc Thuyền Nan, Mong Đợi Ngậm Ngùi, Cô Bé Dỗi Hờn, Chỉ Còn Trái Tim, Thất Tình, Không Cần Tình Yêu,….
Cùng năm 1996, Minh Thuận chính thức phát hành album riêng Vol 2 Lời Chúc Phúc do anh biên tập, vẫn là các ca khúc nhạc Hoa lời Việt được viết riêng cho anh, cho thấy Minh Thuận có sự tiến bộ lớn về giọng hát.
Năm 1999, Minh Thuận phát hành album Rêu Phong tập hợp 10 tình khúc nhạc Việt do Minh Thuận biên tập. Cuối năm 1999, Minh Thuận tự làm nhà sản xuất và biên tập trong album mới mang tên Ta Chẳng Còn Ai thu chung với Phương Thanh.
Minh Thuận đã trút hơi thở cuối cùng vào 8h ngày 18/9, hưởng dương 47 tuổi. ại bệnh viên Phạm Ngọc Thạch (TP.Hồ Chí Minh).