Nhiều lỗ hổng trong đào tạo lao động xuất khẩu

Nhu cầu tuyển dụng lao động của một số thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… rất lớn, nhưng lao động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và TP.HCM hiện đang gặp một số rào cản như thiếu kỹ năng ngoại ngữ, trình độ nghề, kỷ luật lao động… nên không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

img1150

Người lao động tìm hiểu về thị trường lao động Nhật Bản tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM. Ảnh: T.D

Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tham dự tọa đàm “Giáo dục nghề nghiệp phục vụ xuất khẩu lao động trên địa bàn TP.HCM” do Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP.HCM tổ chức ngày 23-11.

Nhu cầu lớn

Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM, từ năm 2011 đến nay, thành phố và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đã đưa hơn 55.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, trong đó có 9,22% có trình độ trung cấp, 5,81% có trình độ cao đẳng và 6,22% có trình độ đại học, còn lại là lao động phổ thông. Riêng sang Nhật, có hơn 31.000 lao động, Đài Loan hơn 12.000 người, Malaysia gần 5.000 người, Hàn Quốc hơn 3.500 lao động. Đây là 4 quốc gia và vùng lãnh thổ chính có nhu cầu tuyển dụng lao động từ Việt Nam lớn nhất. Các thị trường trên chủ yếu cần lao động có tay nghề cao trong các lĩnh vực may mặc, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử, thuyền viên…

Ông Nguyễn Xuân Lanh, Trợ lý Giám đốc phụ trách Quản trị chiến lược và đối ngoại của Công ty Esuhai cho biết: “Hiện nay, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… đang có nhu cầu tuyển dụng lao động từ Việt Nam rất lớn. Năm 2015, công ty đã đưa gần 1.000 kỹ sư và thực tập sinh sang Nhật để làm việc. Năm 2016 là hơn 1.500 người và dự đoán những năm tới sẽ còn nhiều hơn thế”.

Tương tự, ông Huỳnh Hồ Đại Nghĩa, Phó phòng Thị trường, Trung tâm xuất khẩu lao động thuộc Công ty cổ phần dệt may Sài Gòn, quý 1 năm 2016, doanh nghiệp đã đưa 7.110 lao động sang Nhật. Một trong các chương trình đang thực hiện hiện nay đó là thực tập kỹ năng tại Nhật, theo hợp đồng từ 6 tháng, 1 năm, 3 năm đến tối đa là 5 năm.

Nhiều lao động được đào tạo để xuất khẩu không chỉ có thu nhập cao, góp phần cải thiện cuộc sống mà còn tích lũy được vốn kiến thức về ngoại ngữ, tiếp cận một số công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại, thích nghi với tác phong làm việc chuyên nghiệp… sau khi trở về nước. Bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức cho biết: “Trong số 300 sinh viên được trường đào tạo để xuất khẩu lao động sang tập đoàn Freesia của Nhật, nhiều em do chăm chỉ làm việc, sau 3 năm trở về được một khoản thu nhập tương đương khoảng 850 triệu đồng”.

Đồng thời, sau 3 năm làm việc, lao động trở về nước, với tay nghề giỏi, ngoại ngữ tốt, tác phong làm việc nghiêm túc, kiến thức mở mang nhờ vào quá trình làm việc ở một quốc gia phát triển bậc nhất, các em hoàn toàn có thể xin vào một doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc khởi nghiệp, ông Huỳnh Hồ Đại Nghĩa, Phó phòng Thị trường, Trung tâm xuất khẩu lao động thuộc Công ty cổ phần dệt may Sài Gòn cho biết.

Doanh nghiệp đặt hàng cơ sở đào tạo

Hiện trên địa bàn TP.HCM có tổng cộng 46 công ty và 23 chi nhánh có chức năng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tại nhiều trường cao đẳng nghề của thành phố trong những năm qua đều có các ký kết với Nhật, Hàn Quốc để hằng năm đào tạo lao động có tay nghề sang làm việc trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, số lượng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế, đặc biệt là tay nghề và trình độ ngoại ngữ.

Một số doanh nghiệp vì vấn đề lợi nhận và muốn rút ngắn thời gian nên khi triển khai chương trình đã không chú trọng vào giai đoạn đào tạo trước phỏng vấn. Từ đó dẫn đến người lao động khi bước vào giai đoạn sau khi trúng tuyển không đủ trình độ ngoại ngữ cơ bản để tiếp tục trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu việc làm. Thậm chí, lao động rơi vào tình trạng bất đồng ngôn ngữ, không hiểu rõ về quy trình công việc cũng như yêu cầu cụ thể hàng ngày của các doanh nghiệp tuyển dụng nên phải kết thúc hợp đồng lao động, về nước trước thời hạn và một số hệ lụy khác như lao động bỏ trốn…

Như vậy, muốn có nguồn lao động có kỹ năng nghề cao, phong phú để có thể tuyển chọn đưa đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu cần hợp tác với các trường trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, theo thạc sĩ Lê Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề TP.HCM, muốn xuất khẩu lao động trở thành một giải pháp cho việc phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, các trường phải chủ động xây dựng chương trình, bên cạnh khối lượng kiến thức khung, cần phải có những học phần đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Nếu người lao động đã có kỹ năng giỏi, khi sang nước bạn sẽ không mất nhiều thời gian để học hỏi và thích nghi. Thời gian đó để dành làm việc và nạp thêm những kiến thức, trải nghiệm mới từ một quốc gia phát triển. Khi trở về Việt Nam, họ sẽ trở thành nguồn lao động chất lượng cao cho đất nước.

Thông báo tuyển dụng trực tiếp xuất khẩu lao động Đài Loan

Thông báo tuyển trực tiếp xuất khẩu lao động Nhật Bản

comments

Nội dung liên quan