Kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi tại Nhật Bản

Nhật Bản hiện nay được xem như là một quốc gia “siêu già” của thế giới. Số người già trên 100 tuổi ở nước này vào năm 2014 là 58.820 người, tăng 4.423 người so với năm 2013 và là năm tăng thứ 44 liên tiếp. Tuổi thọ trung bình cao như vậy là nhờ vào sự phát triển của ngành y học và các chế độ phúc lợi xã hội, kết hợp lối sống lành mạnh cũng như phương pháp chăm sóc chu đáo và khoa học, cả về thể chất lẫn tinh thần cho người lớn tuổi.

Chăm sóc người cao tuổi – Học tập kinh nghiệm của người Nhật Bản!

Nhật Bản hiện nay được xem như là một quốc gia “siêu già” của thế giới. Số người già trên 100 tuổi ở nước này vào năm 2014 là 58.820 người, tăng 4.423 người so với năm 2013 và là năm tăng thứ 44 liên tiếp. Tuổi thọ trung bình cao như vậy là nhờ vào sự phát triển của ngành y học và các chế độ phúc lợi xã hội, kết hợp lối sống lành mạnh cũng như phương pháp chăm sóc chu đáo và khoa học, cả về thể chất lẫn tinh thần cho người lớn tuổi.

Vậy mô hình của Nhật Bản có điểm nào đặc biệt? Quan điểm về cách chăm sóc cho người lớn tuổi của người Nhật, theo Lifree – nhãn tã giấy hiện đang đầu thị trường Nhật Bản, rất đáng để học tập. Họ đề cao tính tự chủ của người được chăm sóc, thay vì chỉ đề cao việc tận tâm của người chăm sóc. Người Nhật quan niệm rằng, dù già yếu nhưng người cao tuổi không nên phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của con cái mà nên cố gắng tự chủ trong cuộc sống. Con cái hoặc người chăm sóc chỉ giúp đỡ người lớn tuổi khi thật cần thiết, và khuyến khích họ tự chăm sóc bản thân theo khả năng, với sự hướng dẫn và hỗ trợ từ phía người chăm sóc. Điều này giúp người lớn tuổi vừa có cơ hội vận động để duy trì sức khỏe, vừa luôn tự tin khi làm chủ được cuộc sống của mình. Có lẽ chính vì vậy mà Nhật Bản cũng là nước có tuổi thọ bình quân cao nhất thế giới.

Người Nhật phân biệt rất rõ từng loại tã giấy dành cho mỗi đối tượng dựa vào khả năng đi lại của người dùng. Họ quan niệm, do mỗi bệnh nhân có một đặc điểm khác nhau, mỗi bệnh nhân cần chú ý chọn cho mình sản phẩm phù hợp tùy theo khả năng đi lại của mình.

Những người có thể đi lại được khuyến khích mặc tã quần. Loại tã này được thiết kế dạng quần rất dễ mặc, nên người dùng có thể tự chăm sóc bản thân dễ dàng hơn. Người lớn tuổi cũng được khuyến khích tự đi vệ sinh trong toilet nếu họ có thể đi lại thay vì hoàn toàn phụ thuộc vào tã giấy, và tích cực tập luyện để có cuộc sống tự chủ như người khỏe mạnh, Khi có thể tự mặc tã và tự đi vệ sinh trong toilet, người bệnh đã tiến gần hơn một bước tới cuộc sống tự chủ của người khỏe mạnh.

Trong khi đó, những người có khả năng đi lại bị hạn chế được khuyên dùng tã dán, vì sản phẩm này rất thuận tiện cho người chăm sóc khi thay tã cho người dùng trong tư thế nằm. Khi thay tã dán, người dùng được trở nghiêng một bên trước khi đặt tã phía dưới người bệnh; sau đó miếng tã sẽ được cố định bằng khóa dính. Khóa dính cũng cho phép điều chỉnh linh hoạt độ rộng vòng hông tùy theo kích thước cơ thể người bệnh.

Ngoài ra, người Nhật thường dùng thêm miếng lót bổ sung kèm tã dán hoặc tã quần. Theo đó, người dùng có thể thay nhiều miếng lót bổ sung trên cùng một miếng tã giấy để giữ vệ sinh mà không lo tốn kém. Còn đối với những người lo lắng bị trào, tấm đệm lót cũng là công cụ hữu hiệu để giữ sạch giường bệnh và xe lăn.

Trong bối cảnh dân số nước ta cũng đang bước vào ngưỡng già hóa như hiện nay, việc học tập và áp dụng mô hình của Nhật Bản trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là một việc cần thiết. Cùng với việc nhãn hàng tã giấy Caryn Lifree vừa đưa ra thị trường dòng sản phẩm tã quần và đưa cách chăm sóc của Lifree áp dụng cho người tiêu dùng trong nước, hiện thị trường Việt Nam đã có danh mục sản phẩm khá phong phú phục vụ cho người tiêu dùng. Do vậy, người tiêu dùng nên lưu tâm tới việc chọn lựa sản phẩm phù hợp với mình. Và điều quan trọng hơn nữa là phải dần thay đổi tích cực thói quen sinh hoạt: khuyến khích người dùng tự chủ hơn, giúp họ tập luyện nhiều hơn để cải thiện sức khỏe và chú ý thay tã thường xuyên hơn để giữ vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi.

comments

Nội dung liên quan