Việt Nam sẽ tranh cử đăng cai World Cup 2034?

Một thông tin bất ngờ được tiết lộ sau cuộc họp mới nhất của Hội đồng LĐBĐ Đông Nam Á (AFF) về việc Việt Nam có thể trở thành một trong những thành viên tổ chức sự kiện bóng đá lớn nhất thế giới World Cup vào năm 2034.

Cụ thể, ngày 29/10, AFF đã nhóm họp tại Bangkok (Thái Lan). Trong cuộc họp này Bộ trưởng Bộ Thanh Niên và Thể thao Malaysia, Khairy Jamaluddin, đã đưa ra đề xuất với Ban thư ký AFF nghiên cứu tính khả thi đăng cai vòng chung kết World Cup 2034. Đây không phải là lần đầu tiên phía Malaysia thể hiện sự quyết tâm, tham vọng của mình cũng như các nước Đông Nam Á trong việc chạy đua đăng cai, bởi chỉ có là nước chủ nhà thì nền bóng đá của vùng trũng thế giới mới có cơ hội được góp mặt ở sân chơi lớn nhất hành tinh.

Trước đó, Malaysia từng đề xuất trong cuộc họp giữa Bộ trưởng thể thao các nước ASEAN năm 2015 tại Kuala Lumpur về việc 4 nước ASEAN sẽ đấu thầu đăng cai VCK World Cup 2034, giống như VCK Asian Cup 2007 trước đây.

Theo kế hoạch, sáu quốc gia ASEAN gồm Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Singapore và Philippines đã được mời tham gia vào kế hoạch đấu thầu đăng cai VCK World Cup 2034.

Để thực hiện ý tưởng này, Malaysia sẽ cử các phái đoàn nghiên cứu tới năm quốc gia Đông Nam Á có tên trên để cùng lên kế hoạch. Được biết, ngay trong ngày 30/10, lãnh đạo VFF cũng đã tiếp một đoàn tới từ Đại học Quốc gia Malaysia sang Việt Nam tìm hiểu các điều kiện tổ chức World Cup.

Tất nhiên, đến thời điểm này mọi thông tin chưa có gì là chính thức. Đại diện VFF tiết lộ vấn đề tổ chức World Cup chưa được quyết định và vẫn đang trong quá trình thu thập thông tin. Nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và là vấn đề cấp Chính phủ chứ Liên đoàn bóng đá Việt Nam không thể tự quyết định.

Cho đến thời điểm này, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nước châu Á duy nhất từng đăng cai VCK World Cup. Đó là năm 2002, khi Hàn Quốc giành hạng tư với rất nhiều nghi ngờ còn Nhật Bản vào tới vòng 1/16.

Thông báo tuyển dụng trực tiếp xuất khẩu lao động Đài Loan

Thông báo tuyển trực tiếp xuất khẩu lao động Nhật Bản

comments

Nội dung liên quan