Những lễ hội dân gian ở Đài Loan
Quần thể các tộc người khác nhau bao gồm tộc người Mần Nam, Khách Gia, người đến từ Đại lục cùng chung sống với cư dân bản địa, vì thế Đài Loan quanh năm có lễ hội dân gian giàu tính nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc, không chỉ là âm thanh huyên náo của trống, thanh la hòa lẫn với tiếng pháo mà là các ngày lễ hội truyền thống, những điển tích lưu truyền và tín ngưỡng tâm linh đều là bản sắc văn hóa của Đài Loan.
Tết âm lịch và Tết Nguyên tiêu
Đối với người Đài Loan mà nói, ngày Tết âm lịch mới là sự bắt đầu của một năm mới, trên đường phố lớn, trong từng ngõ nhỏ khắp nơi tràn ngập không khí Tết. Câu đối đỏ, tiếng pháo nổ, tưng bừng rộn rã không khí vui tươi. Tiếp sau Tết năm mới là tết Nguyên Tiêu, cũng là ngày tết quan trọng, khắp nơi ở Đài Loan đều có những hoạt động rầm rộ chúc mừng bình an mạnh khỏe, mọi người bận rộn ngắm hoa đăng, chơi câu đối, ăn Tết. Đài Loan ăn tết Nguyên Tiêu là sự sáng tạo kết hợp giữa truyền thống và khoa học kỹ thuật, nối bật là nghệ thuật làm đèn lồng truyền thống và đèn lồng hiện đại, kết hợp giữa mới và cũ, thêm vào đó là những buổi biểu diễn nghệ thuật dân tộc sôi động, hàng năm đều thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến tham quan.
Lễ hội thả đèn trời ở Bình Khê Đài Bắc và lễ hội đốt pháo ở Diêm Thủy Đài Nam là những hoạt động đặc sắc trong ngày tết Nguyên Tiêu.
Lễ hội thả đèn trời ở Bình Khê
Lễ hội bắt nguồn từ tổ tiên xa xưa thả đèn để tiện thông tin liên lạc, giống như Gia Cát Lượng phát minh ra “đèn Khổng Minh”, với cách làm thả đèn trời báo tin cho bên ngoài, về sau hình ảnh đèn trời bay lên không trung mang theo ước vọng bay cao, dần dần thay đổi ý nghĩa là cầu nguyện hạnh phúc. Du khách đến đây có thể thả đèn trời để cầu nguyện mọi điều tốt lành và ngắm nhìn bầu trời đêm lung linh ánh đèn huyền ảo.
Lễ hội đốt pháo ở Diêm Thủy Đài Nam
So với lễ hội thả đèn trời, lễ hội đốt pháo ở Diêm Thủy Đài Nam có thể nói là một hoạt động mừng tết Nguyên Tiêu sôi động và có phần mạo hiểm. Tương truyền vào thời Nhà Thanh cả vùng Diêm Thủy dịch bệnh hoành hành, dân chúng địa phương vì muốn cầu nguyện thần linh giúp đỡ đã đốt rất nhiều bánh pháo, về sau quả thật bệnh dịch đã giảm, đế tỏ lòng biết ơn thần linh, hàng năm khi cư dân nơi này tố chức lễ hội Nguyên Tiêu, nhà nhà đều đốt pháo, cả một vùng Diêm Thủy trong chốc lát chìm ngập trong khói thuốc pháo mù mịt cay nồng, nhưng dân chúng không ngại đốt pháo. Đây là một trong những hoạt động du lịch đặc sắc của Đài Loan.
Ngoài ra, các hoạt động trong dịp tết Nguyên Tiêu như: Rồng Hỏa Bàng của Miêu Lật, đốt pháo của Đài Đông đều rất đặc sắc, đối với khách du lịch thích mạo hiểm thì đây sẽ là những trải nghiệm khó quên.
Lễ dâng hương Ma Tổ
Đây là một lễ hội ở đền thờ lớn nhất của Đài Loan, mỗi năm vào ngày 23 tháng 3 âm lịch là ngày sinh của Ma Tổ, cả Đài Loan đều có hoạt động dâng hương với quy mô lớn, trong đó Trân Lan Cung thị trấn Đại Giáp và Triêu Thiên Cung Băc Cảng có quy mô lớn nhất. Lễ hội Ma Tổ diễn ra ở nhiều làng xã quận huyện, hoạt động kéo dài trong mấy ngày, khách hành hương cũng lên tới hàng vạn người, nghi lễ trang trọng, hàng năm thu hút được rất nhiều du khách tới tham quan.
Tết Đoan Ngọ
Ngày 5 tháng 5 âm lịch là tết Đoan Ngọ. Đua thuyền rồng và ăn bánh chưng là một trong những phong tục quan trọng nhất trong ngày tết Đoan Ngọ. Phong tục đua thuyền rồng giờ đây đã trở thành một hoạt động thể thao mang tầm cỡ quốc tế với sự tham gia của nhiều đội bạn nước ngoài, và bánh chưng cũng không còn là món ngon chỉ ăn trong ngày tết này nữa mà đã trở thành món ăn truyền thống với nhiều hương vị và cách ăn khác nhau.
Tết Trạng Nguyên
Tết Trạng Nguyên vào ngày 15 tháng 7 âm lịch còn gọi là tết Ma. Tương truyền hàng năm vào tháng 7 âm lịch, âm phủ sẽ mở chốt cửa hồn Ma, cho phép các vong hồn về nhân gian ăn uống no say, mỗi năm có một lần được phép về ăn tết như vậy, đến cuối tháng 7 thì chốt cửa hồn Ma mới đóng lại. Trong một tháng này, để mọi người cầu nguyện hồn Ma không lên quấy phá cuộc sống ở trần gian, nhà nhà đều bày la liệt những món ăn ngon được chuẩn bị chu đáo, tổ chức những nghi thức cúng tế siêu độ vong hồn để cầu nguyện cho mọi việc được thuận lợi bình an. Ví như Lễ cúng Trung Nguyên ở Cơ Long, sau khi mở chốt cửa hồn Ma thì tiến hành hàng loạt các nghi thức cúng tế, trong đó nghi thức thả đèn hoa đăng là nổi bật nhất, cùng với tiếng tụng kinh ở trên bờ sông là việc thả xuống nước những chiếc đèn hoa đăng chế tác tinh xảo đã được thắp sáng, với ý nghĩa dẫn độ đưa vong hồn lên bờ, đèn hoa đăng chập chờn trên mặt nước, phủ kín cả một khúc sông, tạo nên một cảnh đẹp lung linh huyền ảo.
Lễ hội “trèo cột”
Lễ hội “trèo cột” tổ chức vào tháng 7 âm lịch ở thành phố Nghi Lan, lễ hội này có nhiều đội tham gia, mỗi đội có 5 trai tráng họp thành, dùng vòng dây thừng móc vào hai chân bám vào thân cây cột trèo lên đỉnh, cột cao hơn 10 tầng lầu, thân cây cột lại được bôi đầy mỡ bò rất trơn nên rất khỏ trèo, trò chơi rất kích động và mạo hiểm. Sau khi trai tráng trèo lên đỉnh cột sẽ lấy những đồ cúng buộc trên đinh cột thả xuống cho dân chúng nhặt, đội nào có người lấy được lá cờ trên đỉnh cột trước tiên và giành được huy chương vàng sẽ là đội chiến thắng. Các lễ hội “trèo cột” trong tháng Ma, lễ cúng Trung Nguyên ở Cơ Long và lễ tế “Nghĩa Dân” của tộc người Khách Gia tổ chức đê tỏ lòng biết ơn tổ tiên đều có thể gọi là “Hallowen của Đài Loan”.
Một vài lễ hội đặc sắc khác:
Ngoài các ngày lễ tết dân gian kể trên, quần thể tộc người bản địa Đài Loan cũng có những lễ hội đặc sắc! Quần thể tộc người bản địa Đài Loan thuộc ngữ hệ văn hóa Nam Đảo Thái Bình Dương, có thể phân thành 14 tộc người như: A Mỹ, Thái Nhã, Thái Lồ Các, Bồ Nông, Bài Loan, Ty Nam, Lồ Khải, Tái Hạ, Nhã Mỹ, Thiệu, Trâu, Cát Mã Lan, Tát Kì Lai Nhã, Tái Đức Khắc.
Hàng năm từ tháng 2 đến tháng 4 là lễ tế cá bay ở Đảo Lan, đó là Lễ tế đánh bắt cá bay của tộc người Nha Mỹ, đàn ông Nha Mỹ mặc quần chữ T, chèo thuyền đánh cá hướng tới chân trời, cầu nguyện cho mùa đánh bắt được bội thu.
Từ tháng 4 đến tháng 5 là lễ tế “bắn tai” của tộc người Bồ Nông, người dân lấy biếu tượng tai của con vật săn bắn làm bia trong nghi lễ bắn tai và cầu nguyện cho một năm săn bắn được mùa. Bài hát “Bát bộ họp âm” lưu truyền phổ biến là ca khúc được tộc người Bồ Nông dùng để cầu nguyện mùa màng bội thu vào dịp cuối năm, không cần nhạc đệm, chi có tiếng hát của 8 nam, âm điệu trầm hùng, cảm động lòng người.
Ngoài ra, vào tháng 2 tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 9 âm lịch, các tộc người Thiệu, Thái Mỹ, A Mỹ cũng có các lễ hội rất náo nhiệt và đặc sắc, rất đáng tham quan.
Thông báo tuyển trực tiếp xuất khẩu lao động Nhật Bản
PHÁT SỐT VỚI HƠN 1000 SUẤT HỌC BỔNG DU HỌC ĐÀI LOAN VISA THẲNG
Thông báo tuyển dụng trực tiếp xuất khẩu lao động Đài Loan
Công ty cổ phần Cung ứng Nhân lực và Thương mại Quốc tế INTERSERCO
Địa chỉ: 358 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
ĐT, zalo, fb, line : 0966606057 – 0989.988.704
Skype: laodongquocte.net
Email: laodongquocte.net@gmail.com