Trong cuộc tranh luận trên truyền hình vào cuối tuần qua, ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton tuyên bố ủng hộ chiến lược của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong việc tiêu diệt lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại Syria.
Các ứng cử viên đảng Dân chủ Bernie Sanders và Hillary Clinton trong giờ giải lao trong cuộc tranh biện tại Trường Saint Anselm, Manchester (Ảnh: AP)
Vấn đề an ninh quốc gia Mỹ một lần nữa lại trở thành chủ đề nóng trong các chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ giữa các ứng viên dù đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, đặc biệt sau vụ xả súng kinh hoàng tại San Bernardino, California ngày 2/12 do cặp vợ chồng Hồi giáo cực đoan tiến hành và loạt tấn công khủng bố đẫm máu tại Paris vào đầu tháng trước, khiến 130 người thiệt mạng.
Chiến lược của Tổng thống Obama là chủ yếu dựa vào các chiến dịch không kích nhằm tiêu diệt các mục tiêu IS tại Syria và Iraq. Ngoài ra, chính phủ Mỹ gần đây cũng triển khai hàng tá lực lượng đặc nhiệm tới miền bắc Syria nhằm tư vấn lực lượng đối lập. Trong khi đó, tại Iraq chính quyền Obama phái 3.500 binh sĩ nhằm hỗ trợ quân đội chính phủ Iraq.
Giống Tổng thống Obama, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ủng hộ việc cử lực lượng đặc nhiệm Mỹ, nhưng bà lại cho rằng việc triển khai quy mô lớn lính bộ binh tới Trung Đông sẽ phản tác dụng.
Đặc biệt, bà Hillary Clinton còn nhấn mạnh: “Cuối cùng chúng ta đến chặng cuối cần đến tại Syria. Chúng ta có chiến lược và cam kết nhằm tiêu diệt lực lượng IS và rằng bản nghị quyết của Hồi đồng Bảo an Liên hợp quốc đã khiến thế giới xích lại gần nhau nhằm hướng tới một quá trình chuyển giao chính trị tại Syria”.
Ngay sau khi đưa ra nhận định này, bà Hillary Clinton ngay lập tức đón nhận sự chỉ trích mạnh mẽ từ các ứng cử viên đến từ đảng Cộng hòa, những người đã tận dụng cơ hội này để khép bà Hillary Clinton vào một chiến dịch mà họ cho rằng ít mang lại hiệu quả tính cho đến nay.
Ứng cử viên đảng Cộng hòa Jeb Bush nhận định trên mạng xã hộiTwitter ngay khi còn đang diễn ra tranh luận giữa các ứng cử viên Dân chủ rằng: “Không đời nào, Hillary Clinton! Chúng ta không phải ở chặng mà chúng ta cần đến trong cuộc chiến tiêu diệt IS”.
Vài giờ sau đó, chiến dịch tranh của của ông Bush còn công bố một đoạn video phản đòn lại những bình luận của bà Clinton cùng với đoạn phóng sự về vụ xả súng kinh hoàng tại San Bernardino và vụ khủng bố đẫm máu tại thủ đô Paris, Pháp.
Ứng của viên Sanders cũng cho rằng nước Mỹ cần tập trung đánh bại IS hơn là cố gắng loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Thượng nghị sĩ bang Vermont còn nhấn mạnh: “Chúng ta có thể loại bỏ ông Assad trong tương lai, nhưng điều này lại tạo ra khoảng trống chính trị, điều này có thể mang lại lợi thế cho IS”.
Trở lại cuộc nội chiến Syria bắt đầu nổ ra vào năm 2011, chính quyền Obama đã áp gây áp lực ngoại giao nhằm loại bỏ Tổng thống Assad nhưng lại không áp dụng các cuộc tấn công bằng quân sự nhằm vào chính quyền Assad.
Bà Hillary Clinton cũng ủng hộ giải pháp này và bà thậm chí còn tuyên bố cứng rắn hơn ở một vài khía cạnh khác. Bà Clinton còn kêu gọi tiến hành không kích nhiều hơn, triển khai thêm lực lượng đặc nhiệm và ủng hộ việc lập ra một khu vực cấm bay. Lý do lập ra một vùng cấm bay, theo bà Clinton, là nhằm tạo ra các vùng an toàn để bảo vệ người dân khỏi các cuộc tấn công từ tổ chức khủng bố IS hay lực lượng quân đội chính phủ Syria. Trong khi đó, chính quyền Obama cho rằng việc lập ra vùng cấm bay đòi hỏi phải triển khai nhiều máy bay và các phương tiện khác để tiêu diệt các mục tiêu IS (trong bối cảnh ngân sách eo hẹp).
Trong cuộc tranh luận kéo dài 2 tiếng chủ yếu tập trung vào chính sách đối ngoại của Mỹ, ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton cũng ủng hộ việc loại bỏ nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi vào năm 2011.
Khi bị hỏi dồn về sự cố bắn rơi máy bay quân sự Nga, bà Hillary Clinton cho rằng: “Tôi cho rằng sẽ không xảy ra chuyện này bởi vì chúng ta đã lập ra một vùng không phận không có xung đột rồi”.
Cũng trong cuộc tranh luận, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng bác bỏ lập luận của ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump sau khi ông này đề xuất sẽ cấm người Hồi giáo vào nước Mỹ, việc này sẽ hậu thuẫn cho các phiến quân IS tuyển dụng các phiến quân mới từ chính nước Mỹ.
Hiện, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vẫn đang dẫn đầu trong số các ứng viên trong các cuộc thăm dò dư luận tại Mỹ trước các ứng cử viên Sanders và cựu thống đốc Maryland Martin O’Malley.
Vũ Duy