500.000 người chuyển giới từng sống “vô hình” trong xã hội

 

Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 500.000 người chuyển giới. Trước khi quyền chuyển đổi giới tính được thông qua, họ phải sống như những người “vô hình” trong xã hội.

Những bí mật về suy nghĩ, thể xác và tâm sự của những người� chuyển giới được chia sẻ thành thật nhất trên Tình yêu giới tính. Cùng đón đọc để hiểu hơn về thế tâm hồn của những người người chuyển giới cũng như nỗi niềm của họ.

Sự kiện Quốc hội nước ta thông qua quyền chuyển đối giới tính vào ngày 24/11 vừa qua vẫn đang là một chủ đề nóng trên cả các trang mạng xã hội lẫn trong cuộc sống đời thường. Đây không chỉ là sự thừa nhận của Nhà nước về quyền bình đẳng của con người, mà nó còn là minh chứng cho sự đấu tranh không mệt mỏi và vượt qua hàng loạt những khó khăn thử thách của cộng đồng người chuyển giới Việt Nam.

giám đốc chương trình LGBT

Ông Lương Thế Huy – Giám đốc Chương trình Quyền LGBT (Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE).

Bài liên quan:

10 điều cần biết về việc hợp pháp hóa chuyển giới tại Việt Nam

“Dù chuyển giới đầy rủi ro, em vẫn muốn được là con gái”

‘Cơ sở y tế Việt Nam hoàn toàn có thể phẫu thuật chuyển giới’

Để hiểu hơn về quá trình vận động để Quốc hội công nhận quyền chuyển đổi giới tính vào luật, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lương Thế Huy – Giám đốc Chương trình Quyền LGBT (quyền cho người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính, chuyển giới) của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), người đã có nhiều năm vận động không biết mệt mỏi để những người chuyển giới được pháp luật công nhận.

Tiếp xúc với phóng viên, trước câu hỏi đầu tiên mà phóng viên đặt ra là: Bản thân ông cảm thấy thế nào, khi quyền chuyển đổi giới tính đã được pháp luật công nhận?, ngay lập tức, vị giám đốc trẻ đáp lời: “Không chỉ riêng tôi mà tất cả cộng đồng người chuyển giới ở Việt Nam rất vui mừng, điều đó cho thấy quyền bình đẳng của con người luôn được đề cao và những nỗ lực của chúng tôi đã được đền đáp xứng đáng”.

Cũng theo ông Lương Thế Huy, việc vận động để được pháp luật công nhận quyền chuyển đổi giới tính đã diễn ra các đây một và năm, trong quá trình vận động, Viện nghiên cứu cũng gặp không ít khó khăn.

“Khó khăn lớn nhất đối với chúng tôi khi mới bắt đầu vận động đó chính là sự kỳ thị. Sau đó là việc tiếp cận đối với những nhà làm luật. Biết là không dễ dàng, nhưng thông qua những buổi đàm thoại giữa những người chuyển giới và những nhà làm luật, cơ quan chức năng, chúng tôi vận động dần dần…”, ông Huy cho biết.

Cung cấp thông tin về người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, ông Huy cho biết, theo thống kê của Viện Sức khỏe Môi trường Y tế, cả nước hiện có khoảng 500.000 người có giới tính không trùng với giới tính hiện tại và cứ khoảng 5 người chuyển giới, thì có 4 người muốn đi phẫu thuật.

 

Nhiều người ra đường đi bộ ủng hộ Quốc hội khi thông qua quyền của người chuyển giới.

“Chính vì nhu cầu như vậy, nên trước đây khi quyền chuyển đổi giới tính chưa được công nhận, những người muốn chuyển giới phải đi sang nước ngoài (chủ yếu là Thái Lan) để phẫu thuật.

Khi họ ra nước ngoài chuyển giới, họ gặp phải vô vàn những khó khăn thử thách, từ việc phải gom tiền đi làm phẫu thuật đến việc bị kỳ thị…Sau khi phẫu thuật về nước họ lại gặp những khó khăn trong chăm sóc y tế, những vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý, nhất là những giấy tờ liên quan không được ai giải quyết và như vậy, họ phải sống như những người vô hình trong xã hội”, ông Huy chia sẻ.

Tuy đã được công nhận quyền chuyển đổi giới tính, nhưng khi được hỏi về những bước đi tiếp theo đối với cộng đồng người chuyển giới, ông Huy không giấu được những băn khoăn lo lắng: “Như luật vừa mới thông qua là ngày 1/1/2017 quyền chuyển đổi giới tính sẽ có hiệu lực thi hành.

Nhưng để được phẫu thuật chuyển giới thì cần phải có những luật chuyên ngành khác, để được thông qua luật này cần phải mất một 2 kỳ họp của nhiễm kỳ sau, tức là sau năm 2017 thì cần ít nhất 2 năm nữa mới có hy vọng những người chuyển giới mới được phẫu thuật ở Việt Nam.

Và công việc tiếp theo của Viện chúng tôi, cũng như là công đồng những người chuyển giới là tiếp tục vận động để làm sau, luật chuyên ngành càng được thông qua sớm càng tốt”.

Trước đó, ngày 24/11 Quốc hội nước Việt Nam đã thông qua quyền chuyển đổi giới tính, theo đó Điều 37 (Chuyển đổi giới tính) của Bộ luật Dân sự (sửa đổi) nêu rõ: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.

Theo Lê Phương

 

comments

Nội dung liên quan