Cấm cán bộ, công chức, viên chức… đi chợ.

Chuyện bắt nguồn từ việc chợ mới huyện Di Linh được xây dựng cách chợ cũ đang hoạt động khoảng 2 km và được đưa vào sử dụng từ ngày 25/9/2015.trước hết, văn bản của Tổ Thanh tra công vụ (thuộc Phòng Nội vụ, UBND huyện Di Linh) đã vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp 2013 quy định về quyền con người, quyền công dân

Chưa bao giờ chính quyền địa phương có chức năng nhiệm vụ quản cả việc mua sắm, tiêu dùng…, tức là can thiệp vào cuộc sống đời thường hàng ngày của người dân. Ấy vậy mà mới đây, Phòng Nội vụ (thuộc UBND huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã có văn bản cấm cán bộ, công chức, viên chức… đi chợ.

khi-cong-chuc-bi-cam-di-cho

Phòng Nội vụ (thuộc UBND huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã có văn bản cấm cán bộ, công chức, viên chức… đi chợ

Chuyện bắt nguồn từ việc chợ mới huyện Di Linh được xây dựng cách chợ cũ đang hoạt động khoảng 2 km và được đưa vào sử dụng từ ngày 25/9/2015.

Đồng thời với việc khai trương chợ mới, các cơ quan có thẩm quyền của UBND huyện Di Linh cũng quyết định đóng cửa và chấm dứt hoạt động chợ Di Linh cũ kể từ ngày 1/10. Song, các tiểu thương đang kinh doanh, buôn bán tại chợ cũ cho rằng giá cho thuê quầy sạp ở chợ mới quá cao và đề nghị UBND huyện Di Linh cho tiếp tục kinh doanh ở chợ cũ đến ngày 1/10/2017.

Chỉ trong một thời gian ngắn, UBND huyện Di Linh đã nhận được 294 đơn kiến nghị và khiếu nại của tiểu thương phản đối việc di dời chợ cũ Di Linh.

Tuy nhiên, đề nghị nói trên của tiểu thương không được chấp thuận. Chính vì thế, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Di Linh, Tổ Thanh tra công vụ (thuộc Phòng Nội vụ) ban hành văn bản số 156/TB-TTrCV, ngày 10/11/2015, yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện việc mua sắm tại chợ trung tâm (chợ mới) theo chủ trương chung của huyện, không được mua sắm tại chợ cũ Di Linh.

Văn bản của Tổ Thanh tra công vụ nêu rõ: “Hằng ngày mỗi cơ quan, đơn vị cử một công chức, viên chức kiểm tra tại khu vực chợ cũ Di Linh. Nếu phát hiện cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan đơn vị của huyện vi phạm thì tiến hành nắm bắt thông tin, ghi hình, lập biên bản cuối ngày báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ trưởng Tổ thanh tra công vụ (Phòng Nội vụ) để tổ báo cáo UBND huyện”.

Thời gian kiểm tra từ ngày có thông báo (10/11) cho đến hết ngày 27/11/2015. Văn bản lạ đời này đã gây kinh ngạc cho toàn thể cán bộ, công chức và người dân của huyện.

Trước hết, văn bản của Tổ Thanh tra công vụ (thuộc Phòng Nội vụ, UBND huyện Di Linh) đã vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp 2013 quy định về quyền con người, quyền công dân.

Mọi người có quyền làm những việc mà pháp luật không cấm. Không có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào cấm người dân mua sắm, tiêu dùng ở chợ cũ, khi đã có chợ mới. Vậy nhưng bằng việc ra văn bản can thiệp thô bạo vào cuộc sống hàng ngày của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, vô hình trung chính quyền UBND huyện Di Linh đã xâm phạm quyền con người được Hiến pháp bảo hộ.

Mặt khác, không lẽ những người trót đi chợ ở khu chợ cũ mà bị ghi hình sẽ bị kỷ luật? Mức kỷ luật sẽ là gì, khiển trách, cảnh cáo, hay buộc thôi việc, khi mà không có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh vấn đề trên?

Thông báo tuyển trực tiếp xuất khẩu lao động Nhật Bản

Tuyển dụng xuất khẩu lao động Đài loan

Quyền Lợi Của Lao Động Việt Nam tại Đài Loan

 

comments

Nội dung liên quan