Hội nghị thông tin về các quy định liên quan đến việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Lào

Ngày 28/9/2016, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị thông tin về các quy định liên quan đến việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Lào nhằm tiếp tục phổ biến nội dung Hiệp định hợp tác lao động giữa hai nước được ký kết năm 2013; đồng thời thông tin về các chính sách mới của Lào đến các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào, chính quyền địa phương các tỉnh có đường biên giới với Lào. Hội nghị này được tổ chức trong bối cảnh luật pháp của hai nước có nhiều quy định mới liên quan đến việc quản lý lao động nước ngoài, đặc biệt, vừa qua, chính phủ Lào đã ra Chỉ thị 62/TTg về tăng cường quản lý lao động nước ngoài tại Lào và Thông tư hướng dẫn số 0429/BCT ngày 3/3/2016 của Bộ Công thương Lào.

xuat khau lao dong lao

Tham dự Hội nghị có bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cùng với đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước, các đại biểu đến từ Vụ Kế hoạch hợp tác, Cục Quản lý lao động, Cục Phát triển kỹ năng nghề – Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội Lào; đại diện các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào; đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh Việt Nam có chung đường biên giới với Lào.

Hợp tác giữa Việt Nam và Lào nói chung, giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào nói riêng đã ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu trong tất cả các lĩnh vực gồm: lao động, việc làm, dạy nghề, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, xóa đói giảm nghèo, công tác đào tạo cán bộ, công tác đối với thương binh liệt sĩ và người có công…. Trong giai đoạn vừa qua, hợp tác giữa hai Bộ được thực hiện thường xuyên thông qua việc cụ thể hóa và thực hiện các văn kiện hợp tác giữa hai nước.

Trước đó, ngày 18/8/2014, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào đã phối hợp tổ chức Hội nghị thông tin về Hiệp định hợp tác lao động Việt – Lào tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An để phổ biến nội dung Hiệp định đến chính quyền địa phương các tỉnh có chung đường biên giới với Lào, các doanh nghiệp đưa lao động sang Lào làm việc. Bên cạnh đó, ngày 31/12/2014, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định trong đó có các nội dung: tuyên truyền, phổ biến Hiệp định, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Hiệp định và tăng cường công tác quản lý lao động. Ngoài ra, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã thành lập Tổ công tác liên ngành để triển khai Hiệp định trên.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Đào Hồng Lan đã gửi lời cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ của Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội và các cơ quan liên quan của Lào trong việc phối kết hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam trong việc thông tin kịp thời về những thay đổi trong luật pháp, chính sách liên quan đến công tác quản lý lao động. Thứ trưởng cho rằng, với những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua, hai Bộ sẽ tiếp tục cùng nhau hợp tác chặt chẽ và kịp thời tháo gỡ các khó khăn trong công tác quản lý lao động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam đầu tư và làm việc tại Lào.

 anh nghiệp Việt

 Nam đầu tư tại Lào, các địa phương có đường biên giới chung với Lào đã chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý người lao động Việt Nam tại Lào và đề xuất những giải pháp để quản lý và bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người lao động Việt Nam làm việc tại Lào.

Kết luận Hội nghị, ông Phạm Viết Hương – Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước đã thay mặt Cục Quản lý lao động ngoài nước đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam làm việc tại Lào, đồng thời để việc người lao động Việt Nam làm việc tại Lào đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Lào, cụ thể như sau:

– Các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, đầu tư, thực hiện dự án viện trợ không hoàn lại tại Lào cần thực hiện việc báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc đưa lao động đi làm việc tại Lào chậm nhất là 20 ngày trước ngày đưa lao động đi (theo quy định tại Điều 28 đến Điều 33 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

– Các cấp quản lý lao động hai Bên, nhất là các địa phương tiếp giáp đường biên giới, tiếp tục tổ chức gặp gỡ thường xuyên, có thể hàng quý, để trao đổi thông tin, phối hợp giải quyết những vấn đề nẩy sinh trong việc tiếp nhận và sử dụng người lao động Việt Nam tại Lào.

– Về phía Lào, đề nghị Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội Lào tiếp tục vận dụng chính sách linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động Việt Nam làm việc tại Lào, trong đó có việc cấp thủ tục pháp lý đầy đủ cho người lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào.

– Tăng cường hoạt động phối hợp rà soát, kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng hai nước, hai Bộ được hai Nhà nước giao quản lý lĩnh vực lao động đối với hoạt động đưa người lao động sang làm việc tại mỗi nước.

Thông báo tuyển dụng trực tiếp xuất khẩu lao động Đài Loan

Thông báo tuyển trực tiếp xuất khẩu lao động Nhật Bản

comments

Nội dung liên quan