Quốc tịch Đài Loan và những vấn đề liên quan?
Pháp luật dân sự về những trường hợp công dân Việt Nam muốn được nhập quốc tịch Đài Loan và những vấn đề pháp lý có liên quan:
Em đang làm việc tại đài loan! Gần hết hợp đồng! Em có người thân là người đài loan đã kết hôn , muốn nhận em làm con! Em muốn nhập quốc tịch đài loan thì cần làm những thủ tục gì,và có nhất thiết cần đến sự đồng ý của cả hai người nhận nuôi không? Vì một người hiện đang làm việc ở nước ngoài! Em cảm ơn!
Điều kiện đối với người được nhận con nuôi được quy định trong luật nuôi con nuôi 2010 như sau:
” Điều 8. Người được nhận làm con nuôi
- Trẻ em dưới 16 tuổi
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
- b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
- Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
- Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.”
Vì bạn đã đủ tuổi đi lao động ở Đài Loan (từ đủ 18 tuổi trở lên) thì không thể được nhận làm con nuôi nữa. Theo quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi, người được nhận làm con nuôi phải dưới 16 tuổi. Trường hợp được cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận làm con nuôi thì người được nhận làm con nuôi cũng phải dưới 18 tuổi.
Hiện nay giữa Việt Nam và Đài Loan mới chỉ giải quyết các trường hợp nhận con riêng, cháu ruột làm con nuôi theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi. Giữa bạn và người thân của bạn không có mối quan hệ thân thích hoặc quan hệ gia đình thuộc diện cô, cậu, dì, chú bác ruột đang định cư ở nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam nên không thể giải quyết yêu cầu nhận con nuôi giữa hai bên.
– Cho em hỏi em có lấy vợ đã có quốc tịch Đài Loan và vợ em sinh con bên đó. Nay em muốn làm giấy tờ sang bên đài loan nhưng bên văn phòng Đài Bắc không thụ lý hồ sơ vì trước em là người bất hợp pháp. Cho em hỏi có làm thế nào để con bảo lãnh cho bố sang bên đó được không em cảm ơn
Theo điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định như sau:
” Điều 35. Vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;
- b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;
- c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng;
- d) Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- a) Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này;
- b) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này;
- c) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 05 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều này.”
Như vậy căn cứ vào điệu luật trên thì người là lao động bất hợp pháp sau khi về nước(kể cả tự nguyện hay bị bắt và trục xuất về nước) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 80-100 triệu đồng và bị cấm đi lao động tại nước ngoài từ 2-5 năm. Theo đó bạn sẽ không được sang đài loan trong vòng từ 2 đến 5 năm, thậm chí sau khi kết thúc thời gian này bạn cũng khó có thể được cơ quan thẩm quyền Đài Loan cấp visa do bị đưa vào diện vi phạm pháp luật, hạn chế cho nhập cảnh.
Mặc dù là một thị trường được coi là khá “dễ tính”, nhưng nếu bạn là một người định cư bất hợp pháp hoặc lao động bỏ trốn, tự ý phá bỏ hợp đồng thì sẽ bị cảnh sát Đài Loan bắt và trục xuất về nước. Ngoài ra hồ sơ của bạn sẽ được đưa vào danh sách đen của Cục di dân, Phòng Văn hoá – Kinh tế Đài Bắc tại Hà Nội và cấm nhập cảnh trong vòng 5 năm.
Và tại Phòng VH –KT Đài Bắc tại Hà Nội hồ sơ của bạn sẽ được lưu dữ mãi mãi, đây lại là đơn vị quyết định bạn có thể nhập cảnh vào Đài Loan hay không. Dù bạn có thay tên đổi họ thì cũng rất khó để có thể quay trở lại làm việc, vì khi đi xin visa bạn sẽ phải lăn dấu vân tay, như vậy không một trường hợp nào có thể gian lận.
Việc bạn có thể quay trở lại Đài Loan hay không còn phụ thuộc vào quy định của pháp luật Đài Loan. Mà bạn đã gửi hồ sơ qua văn phòng bên Đài Bắc và đã không được tiếp nhận . Vì vậy việc quay trở lại Đài Loan của bạn là rất khó.
Cho em hỏi một chút: Bên em có trường hợp vợ sếp tổng bên đài loan muốn sang việt nam thăm chơi một thời gian thì bây giờ em phải làm gì để đăng ký tạm trù cho bà tổng vậy? Mong sớm nhận được câu trả lời từ phía mình Em cảm ơn!
Theo quy định tại Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thì
Điều 33. Khai báo tạm trú
- Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.
- Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.
- Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài. Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định này thì người nước ngoài đến Việt Nam có lưu trú tại nhà bạn thì nếu bạn là chủ nhà thì bạn sẽ đến khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú. Bạn sẽ có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ.
– Cháu có chị gái có quốc tịch Đài Loan . Chị ấy có bảo lãnh cháu sang đó làm việc được không ạ. nếu có thì trường hợp của cháu phải làm những thủ tục gì a? có trường hợp nào như cháu được bảo lãnh chưa a? nếu nước mình cho phép được bảo lãnh nhưng nước họ thì chưa biết có được bảo lãnh hay không thì cháu phải gặp ai để được tư vấn. Mong được các cô chú và anh chị tư vấn giúp cháu.
Việc bảo lãnh người thân qua Đài Loan làm việc là hoàn toàn có thể, nếu người thân của bạn có quốc tịch tại Đài Loan và được sự cho phép của Bộ lao động hai nước. Để biết rõ thủ tục bảo lãnh trong trường hợp này bạn có thể đến:
Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc
Hà Nội : Địa chỉ: Tầng 5, HITC, 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Sài Gòn: Địa chỉ: 336 Nguyễn Tri Phương, Phường 4, Quận 10
Lưu ý: Dù là bảo lãnh theo hình thức nào thì lao động cũng nên học tiếng để dễ dàng hoà nhập với công việc và cuộc sống tại Đài Loan. Hơn nữa, nếu không biết tiếng lao động cũng sẽ không được cấp visa nhập cảnh tới Đài Loan.
– Chị gái mình trước đây lấy chồng người Đài loan, sau đó đã nhập quốc tịch Đài Loan. nay muốn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (vì giờ luật Việt Nam cho phép công dân có 2 quốc tịch). Vậy chị mình có cần thiết phải phải về sinh sống ở Việt Nam không? Nếu có thì thời gian tối thiểu là bao nhiêu Xin trân trọng cảm ơn!
Điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam
Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 23 của Luật quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở
– Xin hồi hương về Việt Nam;
– Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
– Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
– Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
– Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
– Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
– Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
– Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, nếu chị bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 23 thì chị bạn sẽ được trở lại quốc tịch Việt Nam mà không cần có thời gian sinh sống là bao lâu. Pháp luật Việt Nam có quy định trường hợp bị tước quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch thì bạn mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.