Tuyến buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội trước ngày hoạt động

Dự kiến cuối tháng 12, tuyến buýt nhanh đầu tiên ở Thủ đô đi vào hoạt động, tuy nhiên đến nay nhiều hạng mục liên quan vẫn ngổn ngang vật liệu xây dựng.

a1-1481696887_660x0

Tuyến buýt nhanh (BRT) đầu tiên ở Hà Nội được khởi công đầu năm 2013 với tổng mức đầu tư 55 triệu USD (khoảng 1.100 tỷ đồng). Dự án có điểm đầu ở bến xe Kim Mã và điểm cuối ở bến xe Yên Nghĩa; tổng chiều dài  14,7 km.

Hệ thống nhà chờ của tuyến buýt nhanh này được thiết kế ở giữa dải phân cách, thay vì trên vỉa hè như xe buýt truyền thống.

Dự kiến cuối tháng 12, tuyến buýt nhanh đi vào hoạt động, tuy nhiên đến nay nhiều hạng mục của dự án chưa hoàn thiện. Cạnh một số nhà chờ trên trục đường Lê Văn Lương – Tố Hữu còn ngổn ngang vật liệu xây dựng.

Gạch vữa bày trên đường dẫn hành khách vào bến chờ.

Cầu vượt bộ hành dẫn vào nhà chờ xe buýt nhanh đã hoàn thiện nhiều tháng qua, tuy nhiên đây trở thành điểm tụ tập của nhiều người nghiện, kim tiêm vứt bừa bãi.

Hệ thống tủ điện, bảng điều khiển đang được hoàn thiện.

Công nhân lắp đặt thiết bị trong nhà chờ trên đường Tố Hữu.

Xe buýt nhanh đỗ tại bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông), dài khoảng 12,2 m; rộng 2,5 m, có 26 ghế, sức chứa khoảng 90 người.

Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Hà, giám đốc dự án cho biết, đơn vị đã đưa xe buýt vào vận hành kỹ thuật để khớp nối; hệ thống, thiết bị kỹ thuật ở hai điểm đầu cuối và các nhà chờ có “chậm một chút”, tuy nhiên đến 25/12 sẽ cố gắng hoàn thiện để bắt đầu hoạt động ngày 31/12.

Trong giai đoạn chạy thử nghiệm, số lượng xe đưa vào vận hành là 29, tần suất hoạt động từ 3-5 phút/chuyến, tốc độ vận hành trung bình 22-30 km/h, thời gian vận hành một lượt từ 45-55 phút.

Thông báo tuyển dụng trực tiếp xuất khẩu lao động Đài Loan

Thông báo tuyển trực tiếp xuất khẩu lao động Nhật Bản

comments

Nội dung liên quan