Quảng Bình – làng làm giàu từ Xuất khẩu Lao động
Xuất khẩu Lao động – Các xã Thanh Trạch, Hải Trạch ngày nào chỉ là những làng chài nghèo nhưng những năm gần đây nhờ đi xuất khẩu lao động cuộc sống người dân được đổi thay, phố xá sầm uất, nhà cao tầng mọc san sát. Đến với thôn Thanh Khê, nơi được ví […]
<iframe src="https://www.facebook.com/plugins/page.php?href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2FCongtycophannhanlucquocteInterserco%2F&tabs=300&width=340&height=214&small_header=false&adapt_container_width=true&hide_cover=false&show_facepile=true&appId" width="340" height="214" style="border:none;overflow:hidden" scrolling="no" frameborder="0" allowTransparency="true"></iframe>
Quảng Bình – làng làm giàu từ Xuất khẩu Lao động
Xuất khẩu Lao động – Các xã Thanh Trạch, Hải Trạch ngày nào chỉ là những làng chài nghèo nhưng những năm gần đây nhờ đi xuất khẩu lao động cuộc sống người dân được đổi thay, phố xá sầm uất, nhà cao tầng mọc san sát.
Đến với thôn Thanh Khê, nơi được ví là làng xuất ngoại bởi thôn có nhiều người đi Xuất khẩu lao động (XKLĐ), nhìn từ ngoài vào đã nhận thấy nhiều đổi thay. Từ con đường quê bé nhỏ, ngoằn nghèo ngày nào giờ được làm thành con đường lớn xe cộ tấp nập. Người lạ ngang qua đây cứ ngỡ đây là một “thành phố”, mấy ai biết đây trước là thôn quê nghèo.
Được người dân chia sẻ, chúng tôi đến căn nhà của ông Trương Hữu (72 tuổi, thôn Thanh Khê) ngôi nhà 3 tầng khang trang hiện đại, bước vào trong nhà thực sự choáng ngợp bởi tiện nghi hiện đại. Tiếp chúng tôi, ông Hữu niềm nở cho biết, nhà ông có cả thảy 12 người (gồm cả dâu, rể, cháu) nhưng có tới 10 người đi làm ăn ở nước ngoài. Hai vợ chồng con trai và cháu đầu đi Đức, số còn lại đi Đài Loan và Hàn Quốc. Cũng theo ông, nhờ có tiền con cái gửi về nên mới cất được ngôi nhà khang trang như vậy chứ vợ chồng ông chẳng buôn bán hay kinh doanh gì.
Bên ấm nước chè xanh hỏi chuyện về làng chài, ông Hữu không ngần ngại chia sẻ: “Khoảng hơn 5 năm về trước thì vẫn có người làng theo nghề chài lưới, nhưng dần dần họ có người đi nước ngoài rồi kéo theo anh em đi xuất khẩu lao động hết, giờ về đây hỏi làng chài trước đây mấy ai biết nữa, may ra chỉ người lớn tuổi mới biết. Đây họ ví là làng xuất ngoại vì hầu như nhà nào cũng phải có ít nhất một người đi nước ngoài. Chú nhìn xem, đường sá rộng rãi, nhà cửa mọc càng ngày càng cao…”.
Rời ngôi nhà khang trang của ông Hữu, chúng tôi đến thăm nhà bà Hoàng Thị Hường (SN 1951, thôn Thanh Gianh). Đập vào mắt chúng tôi là hai ngôi nhà 4 tầng vừa mới xây, nhưng rất lạ, nhà lại đóng cửa im lìm. Hỏi nhà bên cạnh thì được biết, nhà chỉ còn mỗi ông bà già, con cái đi Xuất khẩu lao động (XKLĐ) cả. Đợi một lúc, vợ chồng bà Hường đi đón cháu học về, trong ngôi nhà lộng lẫy ấy ông Nguyễn Văn Chọ (67 tuổi, chồng bà Hường) vui vẻ: “Con cái đi làm ăn gửi tiền về, năm trước gia đình tôi mới xây 2 căn nhà đây, mỗi căn gần 2 tỉ bạc đó chú”. Rồi ông Chọ kể, nhà có 6 người con (4 trai, 1 gái, 1 rể) nhưng đều đi Xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Hàn Quốc và Anh rất nhiều năm trước, đầu năm nay thêm đứa cháu nội đầu cũng đã sang Hàn Quốc với bố mẹ nên bỏ lại hai ông bà già trong coi hai căn nhà lớn.
Nhiều ngôi nhà tầng, biệt thự kiểu cách thi nhau mọc lên tại làng xuất ngoại từ XKLĐ.
Nói về sự đổi thay của địa phương ông Nguyễn Văn Lào, Chủ tịch UBND xã Thanh Trạch, cho biết, toàn xã có trên 1.000 người đi xuất khẩu lao động hợp pháp, chưa kể số lao động “chui”. Người lao động chủ yếu là sang Anh, Đức, Hàn Quốc,… Thu nhập từ xuất khẩu lao động tại các nước này cao, đem lại cho người dân rất lớn mỗi năm trên 100 tỷ đồng. Khi có vốn người dân chủ yếu đầu tư vào xây nhà, kinh doanh, buôn bán.
Còn ông Hoàng Minh Trung – Chủ tịch UBND xã Hải Trạch, cho biết: “Làng giàu có tất cả nhờ vào xuất khẩu lao động mà dân nơi đây gọi là “xuất ngoại”, chồng con đi xuất khẩu lao động gửi tiền về cho bố mẹ xây nhà cửa xong lại đi tiếp, cả làng hầu như là vậy”. Hỏi về xã Lý Hòa được biết, toàn xã có trên 2000 người đi Xuất khẩu lao động (XKLĐ) chiếm 2/3 tổng số lao động của địa phương”.