Trong dự thảo sửa đổi một số điều của Luật lao động năm 2012, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất 2 lựa chọn về quy định tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp: Quy định tại Bộ Luật Lao động hoặc tại một Nghị định do Chính phủ ban hành nhằm đảm bảo tính linh hoạt.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, trước đây, Bộ luật Lao động năm 1994 đã quy định ở những nơi chưa thành lập được công đoàn cơ sở thì tập thể lao động có quyển cử đại diện để tổ chức và lãnh đạo đình công.
Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2012 chỉ quy định tổ chức đại diện tập thể lao động tại doanh nghiệp là công đoàn cơ sở và ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên cơ sở là đại diện.
Trong quá trình trình soạn thảo, có ý kiến đề nghị sửa đổi theo hướng cho phép người lao động được quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn hoặc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp để đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động.
Nếu sửa đổi theo ý kiến này thì cần thiết phải có quy định nhằm bảo đảm sự ra đời, hoạt động của tổ chức của người lao động; tạo điều kiện để tổ chức này hoạt động lành mạnh trong quan hệ lao động; và quản lý có hiệu quả sự ra đời và hoạt động của tổ chức này nhằm giữ vững ổn định chính trị xã hội.
Do đây là vấn đề mới, chưa dự kiến được những phát sinh trong thực tiễn khi áp dụng nên quá trình soạn thảo, có ý kiến như sau:
Ý kiến 1: Dự thảo luật chỉ quy định về nguyên tắc quyền thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; các quy định cụ thể về điều kiện thành lập, trình tự, thủ tục đăng ký, điều kiện hoạt động của tổ chức đó sẽ do Chính phủ quy định chi tiết bởi một Nghị định để bảo đảm điều chỉnh linh hoạt trong thực tiễn áp dụng
Ý kiến 2: Quy định tất cả các nội dung liên quan đến tổ chức này ngay trong dự thảo Luật.
Tham khảo nội dung dự thảo sửa đổi Bộ Luật lao động 2012.
Dự thảo quy định về Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (Điều 190 , Dự thảo Bộ Luật lao động)
Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp là tổ chức được tự nguyện thành lập bởi những người lao động làm việc trong cùng doanh nghiệp, có mục đích, tôn chỉ, điều lệ hoạt động nhằm bảo vệ và thúc đẩy cho quyền và lợi ích của đoàn viên thông qua đối thoại, thương lượng tập thể và các cơ chế đại diện khác theo quy định của pháp luật.
Người lao động làm việc trong doanh nghiệp đều có quyền tự tổ chức, thành lập, tham gia hoặc hỗ trợ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp hợp pháp vì mục đích đối thoại, thương lượng tập thể.
Mọi tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn.
Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.