Sốc phản vệ ở Hòa Bình: Hơn 6 tỷ đồng mua hóa chất, vật tư sai quy định

Iên quan vụ 18 nạn nhân nghi do sốc phản vệ ở Hòa Bình khi đi chạy thận (có 7 người đã chết), trước đó, năm 2014, Thanh tra Sở Y tế Hòa Bình từng chỉ ra nhiều sai phạm tại bệnh viện này, trong đó có việc bệnh viện đã chi hơn 6 tỷ đồng mua hóa chất, vật tư không đúng quy định.

55930bf4169a20.img

BVĐK tỉnh Hòa Bình – nơi xảy ra cái chết của 7 người nghi do sốc phản vệ khi chạy thận

Theo Kết luận thanh tra (số 825/KL-SYT ngày 1/7/2014) về thanh tra việc thực hiện liên doanh liên kết trang thiết bị y tế tại BVĐK tỉnh Hòa Bình từ ngày 14/5/2014 đến ngày 28/6/2014 và Kết luận (số 184/KL-SYT) của Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình về nội dung đơn tố cáo đối với ông Trương Quý Dương (Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình), đáng chú ý là việc Bệnh viện trả chi phí cho doanh nghiệp chưa đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cùng với việc Giám đốc Bệnh viện đã ký hợp đồng ngắn hạn với lao động không đúng theo thẩm quyền.

Cụ thể, BVĐK tỉnh Hòa Bình đã thuê tổng cộng 8 máy chạy thận nhân tạo từ Công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Sơn (địa chỉ tại nhà 19T9 khu ĐTM Trung Hòa, Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội) theo 2 lần thuê.

Lần đầu tiên là ngày 22/12/2009, Bệnh viện đã ký hợp đồng với Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn với số lượng là 5 máy chạy thận nhân tạo. Số máy này được đặt tại Đơn nguyên thận nhân tạo – Khoa ICU nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh tại bệnh viện.

Sau đó, đến ngày 7/9/2011, Bệnh viện tiếp tục ký hợp đồng thuê máy với Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn thêm 3 máy chạy thận, cũng đặt tại Đơn nguyên thận nhân tạo – Khoa ICU.

Mỗi một ca chạy thận, Bệnh viện mua vật tư và trả tiền thuê máy cho Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn là 7,7 USD. Trong 2 năm 2010 và 2011, Bệnh viện đã thực hiện 7.036 ca chạy thận nhân tạo bằng máy thuê từ Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn, cụ thể trong năm 2010 là 2.680 ca và năm 2011 là 4.356 ca.

Kết luận thanh tra chỉ rõ: Việc Bệnh viện trả chi phí cho doanh nghiệp thuê từ năm 2007 đến 2011, bằng việc mua các hóa chất, vật tư tiêu hao, chất chuẩn đi theo máy do bên doanh nghiệp cung cấp trên cơ sở tham khảo giá của BVĐK các tỉnh và giấy vào giá của doanh nghiệp với tổng số tiền mua các hóa chất, vật tư tiêu hao, chất chuẩn hơn 6,05 tỷ đồng là chưa đúng theo hướng dẫn tại thông tư 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế.

Bệnh viện đã có chủ trương thuê trang thiết bị y tế, đã xây dựng đề án nhưng chưa gửi báo cáo cho Sở Y tế.

giam-doc-benh-vien-da-khoa-hoa-binh-xin-loi-nhan-dan-va-gia-dinh-nan-nhan-bi-soc-phan-ve-1036453

Ông Trương Quý Dương (Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình) trong buổi họp báo liên quan tai biến y khoa làm 7 người chết ngày 29/5 vừa qua. (Ảnh PV)

Kết luận cũng chỉ ra sai phạm trong việc ký hợp đồng ngắn hạn với lao động của ông Trương Quý Dương, Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình.

Theo đó, đã có 240 lao động ký hợp đồng do Giám đốc BVĐK ký với người lao động; trong đó có 18 bác sĩ, 139 điều dưỡng trung cấp, 01 điều dưỡng cao đẳng, 04 điều dưỡng đại học, 06 y sĩ y học cổ truyền, 07 kế toán trung cấp, 03 kế toán cao đẳng, 04 kế toán đại học, 06 dược sĩ trung cấp, 01 dược sĩ đại học, 01 kỹ sư môi trường, 05 công nghệ thông tin các loại và 55 lao động khác.

Tuy nhiên, chỉ có 79 người trúng tuyển chính thức trong kỳ tuyển dụng năm 2012; số lao động đã thanh lý hợp đồng và tự bỏ việc là 151 người; còn lại 10 người vẫn đang làm việc (9 người nghỉ thai sản và 01 người làm nhiệm vụ đốt rác thải y tế).

Cũng theo kết luận trên, việc Giám đốc BVĐK ký hợp đồng lao động với người lao động có chuyên môn khi chưa có quyết định tuyển dụng của Sở Nội vụ là không đúng thẩm quyền phân cấp quản lý (theo Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND ngày 28/4/2009 của UBND tỉnh Hòa Bình).
Đáng ngạc nhiên là, từ hàng loạt sai phạm trên trong kết luận thanh tra, Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình lại chỉ “yêu cầu Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình rút kinh nghiệm” trong triển khai liên doanh, liên kết theo đúng thông tư 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế; Phải tiến hành đấu thầu, xây dựng đề án báo cáo Sở Y tế theo đúng quy định (tại thông tư 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế).

Bên cạnh đó, Giám đốc BVĐK cần chấm dứt hợp đồng đối với những lao động hợp đồng còn lại khi đủ điều kiện quy định của pháp luật.

Ở một diễn biến khác, lực lượng chức năng đang tiến hành làm việc với đơn vị cung cấp thiết bị và hóa chất chạy thận là Cty CP dược phẩm Thiên Sơn để làm rõ nghi án sốc phản vệ làm chết 7 người ngày 29/5 vừa qua.

Tuyển giúp việc gia đình xuất khẩu lao động Đài Loan

Thông báo tuyển dụng trực tiếp xuất khẩu lao động Đài Loan

comments

Nội dung liên quan