Mùa này có lẽ là mùa đẹp nhất để lên với Hà Giang với đường sá khô ráo, nắng vẫn còn rực rỡ và hoa tam giác mạch đang nở rộ.
Từ xứ Tuyên lên tới Thành phố Hà Giang, ta gặp ngay cột mốc số 0 ngay cạnh Quảng trường TP, nơi có tượng đài Bác Hồ với các dân tộc. Mọi người đều hồ hởi xuống đây để chụp một bức ảnh lưu niệm. (Ảnh: Con sông yên bình sau cột mốc số 0)
Sau 20 km tương đối bằng phẳng là đèo Cổng Trời Quản Bạ sừng sững chào mời với độ dốc lớn khiến xe phải bò số 1, số 2. Đứng trên Cổng Trời Quản Bạ, du khách sẽ chẳng khó nhận ra thị trấn Tam Sơn giàu có trải rộng giữa lòng thung lũng. Những mái nhà tầng, biệt thự mọc lên san sát nhau kéo dài đến tận chân núi. (Ảnh: Thị trấn Tam Sơn)
Trước khi có con đường Hạnh Phúc, từ mạn Quản Bạ ngược về phía biên giới gần như bị chia cắt với miền xuôi bởi Cổng Trời. (Ảnh: Đoạn đầu tiên của con đường Hạnh Phúc)
Tượng Bác Hồ trên con đường Hạnh Phúc.
Từ trên cao nhìn xuống sẽ thấy những ruộng bậc thang vừa gặt xong.
Nằm sát con đường Hạnh Phúc và cách thị trấn Đồng Văn 14 km ngày nay là di tích nhà Vương, nơi đây khá đông các khách tới tham quan, tìm hiểu về quá khứ đã xa của nơi này.
Đèo Mã Pì Lèng là đoạn đèo hiểm trở dài khoảng 20 km, có độ cao khoảng 1.200m nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc. đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên xung phong làm trong 11 tháng. Đi trên những đoạn đèo dốc chốc chốc lại bắt gặp cảnh bình yên dưới lòng thung lũng. (Ảnh: Những người Phụ nữ Hmong đi chợ sớm trên cổng trời Quản Bạ)
Những bản làng của các dân tộc những huyện vùng cao Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc giờ đây đã đổi thay. Người dân trồng hoa tam giác mạch xen lẫn bên những ruộng ngô trên những núi đá khô cằn.
Những bát bún nóng của đầu ngày
Năm nay, lễ hội Hoa Tam giác mạch được mở vào ngày 15-10, lễ hội làm cho Thị trấn Đồng Văn trở nên đông đúc. Ban đêm Khu phố cổ tấp nập khách du lịch đi dạo và thưởng thức đặc sản của Đồng Văn- Hà Giang.
Phố cổ Đồng văn tấp nập ngày hội
Một thiếu nữ Mông xinh tươi bán hàng lưu niệm.