Nông dân Việt Nam có thu nhập bình quân 45 triệu đồng sau 5 năm

 

Đến năm 2020, thu nhập bình quân khu vực nông thôn sẽ đạt 45 triệu đồng một người trở lên, theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016–2020.

Đây là một trong những mục tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới 2016-2020 vừa được Thủ tướng ban hành, có hiệu lực từ 1/12/2016. Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới 2016–2020 chia làm 3 nhóm (quy hoạch, kinh tế và tổ chức sản xuất và nhóm văn hoá – xã hội – môi trường) với 19 tiêu chí.

Bên cạnh các chỉ tiêu chung, bộ tiêu chí cũng đưa ra các chuẩn riêng theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long.

nong-dan-5017-1476711400

Thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn sẽ đạt tối thiểu 45 triệu đồng sau 5 năm nữa, gần gấp đôi so với cuối năm 2015.

Theo bộ tiêu chí này, Chính phủ đặt ra mục tiêu mức thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 sẽ từ 45 triệu đồng một người trở lên. Riêng vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ mức thu nhập từ 36 triệu đồng; vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long từ 50 triệu đồng trở lên; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên từ 41 triệu đồng. Vùng Đông Nam Bộ có mức thu nhập bình quân cao nhất – 59 triệu đồng.

Mức thu nhập này trung bình sẽ tăng gần gấp đôi so với cuối năm 2015, theo tổng kết từ Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015.

Về tỷ lệ hộ nghèo đa chiều, Chính phủ đặt ra chỉ tiêu chung từ 6% trở xuống và tỷ lệ này thay đổi theo từng vùng. Thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ từ 1% trở xuống và cao nhất là khu vực Trung du miền núi phía Bắc từ 12% trở xuống…

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan căn cứ chức năng quản lý Nhà nước, ban hành hướng dẫn thực hiện đối với các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí.

Thông báo tuyển dụng trực tiếp xuất khẩu lao động Đài Loan

Thông báo tuyển trực tiếp xuất khẩu lao động Nhật Bản

comments

Nội dung liên quan