Hàng loạt cán bộ bị kiểm điểm sau vụ dân đưa quan tài lên cao tốc

Trong khi chờ kết luận của công an, nhà chức trách Tam Kỳ ra quyết định kiểm điểm hàng loạt cán bộ có sai phạm trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng đường cao tốc.

Ngày 28/12, UBND TP Tam Kỳ (Quảng Nam), xử lý kết luận thanh tra về việc xác nhận nguồn gốc sử dụng đất của UBND xã Tam Ngọc đối với hộ ông Đoàn Văn Tịnh (41 tuổi), thuộc dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Người từng kéo quan tài lên cao tốc để phản ứng; đồng thời tố cáo nhiều sai phạm của cán bộ bị hủy quyền sở hữu thửa đất mà trước đó chính quyền đã xác nhận cho hộ này.

Theo kết luận của đoàn thanh tra, năm 1975, xã Tam Ngọc làm công trình thủy lợi nhưng đến năm 1979 công trình không phát huy hiệu quả nên bỏ hoang thửa đất này. Người dân địa phương sau đó khai hoang và trồng cây. Năm 2011, Trung tâm phát triển quỹ đất có trách nhiệm lập biên bản kê khai, kiểm đếm tài sản để thu hồi đất làm đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi nhưng để xảy ra sai phạm.


Bức xúc vì không nhận được tiền đền bù theo quy định, anh Tịnh mang áo tang cùng nhiều hộ dân kéo quan tài lên cao tốc tố cáo hàng loạt sai phạm của cán bộ. Ảnh. Tiến Hùng.
“Khi xác nhận nguồn gốc đất, xã Tam Ngọc không tổ chức lấy ý kiến của người dân theo quy định mà tự ý họp xét. Thanh tra xác định việc này là không đúng”, nội dung kết luận nêu.

Vì vậy, UBND TP Tam Kỳ yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với ông Nguyễn Quang, (nguyên chủ tịch xã Tam Ngọc); ông Nguyễn Thanh Yên, (chủ tịch xã); ông Nguyễn Quốc Hội (cán bộ địa chính xã) cùng Hội đồng xác nhận nguồn gốc đất của xã Tam Ngọc vì thiếu trách nhiệm.

Đối với Trung tâm Phát triển quỹ đất Tam Kỳ (đơn vị làm công tác bồi thường), ngoài ông Huỳnh Điệp (cán bộ trực tiếp làm công tác bồi thường, đã bị bắt), một cán bộ khác cũng bị kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm. Ngoài ra, trước đó TP Tam Kỳ cũng đã kiểm điểm nhiều cán bộ để xảy sai sót như hồ sơ chi trả tiền đền bù không có dấu đỏ; chậm chi trả tiền thưởng vì bàn giao đất….

Nhà chức trách Tam Kỳ đồng ý thu hồi 4 giấy xác nhận, yêu cầu xác định lại nguồn gốc sử dụng đất cho hộ anh Tịnh do UBND xã Tam Ngọc sai phạm trong quy trình làm việc.


Ông Huỳnh Điệp (trái) cùng ông Nguyễn Ngọc Trai trong phiên đối thoại với người dân ngày 12/11. Ảnh. Tiến Hùng.
Theo nội dung sự việc, năm 2011, UBND xã Tam Ngọc ký xác nhận thửa đất hơn 2.000m2 do xã quản lý, vì vậy hộ anh Tịnh chỉ được đền bù hoa màu trên đất khi giải phóng mặt bằng. Mặc dù sau đó, xã Tam Ngọc cấp thêm giấy chứng nhận mảnh đất không có tranh chấp và do hộ ông Tịnh khai hoang trước tháng 7/2004, hộ dân này cũng chỉ nhận được hơn 35 triệu tiền đền bù trên đất.

Trung tuần tháng 8, anh Tịnh phát hiện những mảnh đất khai hoang trước tháng 7/2004, theo quy định phải được đền bù giải tỏa đất nên khiếu kiện. Hộ dân này nhiều lần gửi đơn nhưng không được giải quyết mặc dù xã Tam Ngọc đã 2 lần xác nhận mảnh đất này không có tranh chấp và được hưởng tiền đền bù.

Đầu tháng 11, bốn hộ dân ở xã Tam Ngọc “bỗng dưng” làm đơn nhận thửa đất này là của họ, trong số này có ông Đoàn Nhơn sau đó bị bắt với cáo buộc là đồng phạm của ông Huỳnh Điệp. Ba hộ dân còn lại cũng đang bị điều tra với hành vi tương tự. Lấy lý do đất đang tranh chấp, đơn đề nghị bồi thường của anh Tịnh không được ông Điệp xử lý.

Bức xúc vì “hàng trăm lần gõ cửa công quyền” nhưng không được giải quyết thấu đáo, ngày 11/11 anh Tịnh mang áo tang cùng hàng chục hộ dân kéo quan tài lên đường cao tốc đang thi công để phản ứng, tố cáo nhiều sai phạm của cán bộ làm công tác bồi thường. Trong buổi đối thoại sau đó, lãnh đạo TP Tam Kỳ thừa nhận có nhiều sai sót và hứa sẽ xử lý gấp trong tháng 11. Tuy nhiên, gần một tháng sau, hộ anh Tịnh vẫn không nhận được tiền đền bù.

Hộ dân này tiếp tục gửi đơn kêu cứu. Ngày 5/12, trong buổi làm việc với anh Tịnh, ông Bùi Ngọc Ảnh, Phó chủ tịch TP Tam Kỳ lý giải do đang xảy ra tranh chấp nên dẫn đến chậm trễ xử lý. Ông Ảnh đề nghị hủy xác nhận nguồn gốc đất của anh Tịnh để xác định lại.

Ngày 25/12, ông Huỳnh Điệp bị bắt để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ với cáo buộc kê khống tài sản giúp người dân nhận tiền đền bù sau đó hưởng hoa hồng. Trong đó có hộ mặc dù không thuộc diện bồi thường nhưng ông Điệp vẫn kê khống nhiều tài sản, mồ mả… để nhận tiền “lại quả” hàng chục triệu đồng.

“Trước mắt chúng tôi thừa nhận có sai sót trong quá trình đền bù và chịu kiểm điểm, còn trách nhiệm hình sự, sai phạm đến đâu thì chờ công an kết luận”, ông Nguyễn Ngọc Trai, Giám đốc Trung tâm quỹ đất nói.

Vụ việc đang được Công an TP Tam Kỳ điều tra.

Tuyển dụng xuất khẩu lao động Đài loan

Thông báo tuyển trực tiếp xuất khẩu lao động Nhật Bản

comments

Nội dung liên quan