Điều chế thuốc giảm đau từ nọc rắn cực độc

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra loài rắn với tuyến nọc độc lớn nhất thế giới có thể đang nắm giữ lời giải đáp cho phương thuốc giảm đau.

Được mệnh danh “sát nhân của những sát nhân”, rắn san hô xanh thường đi săn những loài rắn kịch độc khác như hổ mang chúa. Chất độc từ loài rắn dài 2 m có nguồn gốc từ Đông Nam Á này phát tác “gần như ngay lập tức” và khiến con mồi bị co giật.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Toxin phát hiện ra rằng chất độc của rắn san hô xanh nhắm vào các cơ quan nhận cảm vốn rất quan trọng đối với sự đau đớn của con người và có thể được sử dụng như một phương thức chữa trị.

“Hầu hết loài rắn có nọc độc phát tác chậm có tác dụng giống như loại thuốc an thần cực mạnh. Bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ, chầm chậm trước khi chết. Tuy nhiên, nọc độc của rắn san hô xanh lại phát tác gần như ngay lập tức do chúng thường săn những động vật cực kỳ nguy hiểm. Con mồi của chúng phải bị giết nhanh chóng trước khi có thể phản đòn. Đó là ‘sát nhân của những sát nhân’” – Tiến sĩ Bryan Fry của Trường ĐH Queensland (Úc) cho biết.

92159855-coralsnakesm-2-1477964760010

Rắn san hô xanh, “sát nhân của những sát nhân”.

Ốc nón và bọ cạp nằm trong số những loài không xương sống có nọc độc được nghiên cứu để sử dụng trong y học. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Fry, rắn là loài có xương sống, có quá trình tiến hóa gần gũi hơn với con người nên loại thuốc phát triển từ nọc độc của chúng có thể hiệu quả hơn.

“Chất độc ngấm vào kênh natri, vốn là trung tâm truyền dẫn cơn đau ở con người. Chúng ta có thể biến nọc độc rắn thành một loại thuốc giảm đau” – tiến sĩ Fry cho biết.

Tuyến nọc độc của rắn san hô xanh kéo dài khoảng 1/4 chiều dài cơ thể của chúng, dài nhất trong số các loài rắn trên thế giới. Theo bác sĩ Fry, đây là động vật có xương sống đầu tiên trên thế giới có chất độc hoạt động như trên.


Loài rắn này có tuyến nọc độc dài nhất thế giới. Ảnh: Bryan Fry

Loài rắn này có tuyến nọc độc dài nhất thế giới.

Tuy nhiên, rắn san hô xanh là loài rắn cực hiếm do 80% môi trường sống của chúng đã bị hủy hoại. “Chúng cực kỳ hiếm thấy. Tôi mới chỉ nhìn thấy 2 con trong môi trường hoang dã” – ông Fry trả lời đài BBC.

Tiến sĩ Fry và nhóm của mình, gồm các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc, Mỹ và Singapore, đang chuẩn bị nghiên cứu họ hàng của loài rắn này ở Singapore. “Chúng tôi đang cố gắng tìm xem liệu có họ hàng nào của rắn san hô xanh sở hữu những đặc tính khác biệt không” – tiến sĩ chia sẻ.

Thông báo tuyển dụng trực tiếp xuất khẩu lao động Đài Loan

Thông báo tuyển trực tiếp xuất khẩu lao động Nhật Bản

comments

Nội dung liên quan