Cuộc không kích trả đũa mạnh nhất của Pháp nhằm vào IS

Được Mỹ hỗ trợ thông tin, chiến đấu cơ Pháp đã tiến hành các cuộc không kích mạnh mẽ nhất của nước này tại Syria cho đến nay, nhằm gửi lời răn đe “không khoan nhượng” đến IS.
2E7AB82900000578-3319696-Ten-F-3188-6430-1447738353
Máy bay Pháp xuất kích để tấn công thành trì của IS tại Syria. Ảnh: AP
Pháp hôm 15/11 ném bom vào Raqqa, thành trì của IS tại Syria. Đây là động thái mạnh mẽ nhất của Pháp trong việc chống IS sau khi tổ chức này nhận trách nhiệm gây ra vụ thảm sát 129 người ở thủ đô Paris hôm 13/11.

Tổng thống Pháp François Hollande, tuyên bố sẽ “không khoan nhượng với những kẻ sát nhân man rợ” IS. Ông ra quyết định không kích trong một cuộc họp với các cố vấn an ninh quốc gia hôm 14/11, các quan chức cho biết.

Trước đây, Pháp tiến hành nhiều cuộc không kích ở Iraq, nhưng chỉ ném bom lẻ tẻ ở Syria, vì lo ngại vô tình làm lợi cho Tổng thống Bashar al-Assad. Sau vụ thảm sát ở Paris, Pháp dường như muốn gửi đi một thông điệp rõ ràng về quyết tâm của họ trong việc đánh bại IS, đồng thời thể hiện khả năng thực hiện các vụ tấn công bên ngoài lãnh thổ.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cho biết trong một tuyên bố rằng, các cuộc không kích, được phối hợp với các lực lượng không quân Mỹ và được thực hiện bằng 12 chiếc máy bay, trong đó có 10 chiến đấu cơ. Họ đã phá hủy hai mục tiêu của IS tại Raqqa. Mỹ đã cung cấp cho giới chức Pháp thông tin giúp họ tấn công các mục tiêu, các quan chức Mỹ cho biết.

Theo NYTimes, các nhà hoạt động tại Raqqa nói rằng các bệnh viện địa phương không thông báo có dân thường thiệt mạng sau cuộc không kích, tuy nhiên chưa thể kiểm chứng thông tin này. Nhưng các nhà hoạt động nói rằng khu vực tấn công của máy bay bao gồm những phòng khám, một viện bảo tàng và các công trình khác trong thành phố, chưa thống kê được phạm vi thiệt hại.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Pháp thông báo cuộc không kích của nước này nhằm vào Raqqa bắt đầu lúc 19h50 giờ Paris, với mục tiêu đầu tiên gồm “cứ điểm chỉ huy, trung tâm tuyển mộ và các kho vũ khí, đạn dược”. Mục tiêu thứ hai là một “trại huấn luyện khủng bố”.

Chiến đấu cơ tiếp tục lượn trên bầu trời thành phố đến gần nửa đêm, theo cư dân và các nhóm hoạt động ở đây. Cư dân đã thấy thành phố bị đánh bom bởi quân đội Syria, Mỹ và Nga. Họ đã bị khủng bố tinh thần khi xem những đoạn video ghi lại việc hành quyết công khai của IS. Và bây giờ, họ càng lo sợ khi thấy thêm một thế lực khác đem máy bay đến bắn phá thành phố mình.

Khaled al-Homsi, một nhà hoạt động chống chính phủ sống tại Palmyra, là cháu trai của nhà khảo cổ bị IS chặt đầu, đã gửi thông điệp trên mạng xã hội đến Pháp rằng không phải tất cả cư dân thành phố đều là thành viên IS. “Xin hãy cẩn trọng trong việc lựa chọn mục tiêu”, anh này viết.

Thông tin về các cuộc không kích bắt đầu được đưa ra từ khu vực Raqqa vào khoảng 21h30 giờ địa phương, khi các nhà hoạt động tại đây ban đầu đếm được có 6 vụ không kích và con số sau đó liên tục tăng lên. Đây là một vụ tấn công lớn, làm gián đoạn dịch vụ cung cấp điện và nước, tạo nên một khung cảnh đáng sợ đối với dân thường.

Những thông tin này được chia sẻ bởi một số mạng lưới hoạt động, trong đó có nhóm “Raqqa bị giết chết trong im lặng“, một tổ chức gồm những người đang hoặc từng sống ở Raqqa, truyền tin về các sự kiện ở đây.
Chính phủ của ông Hollande bắt đầu thực hiện các vụ ném bom vào IS ở Iraq vào tháng 9/2014, và đã thực hiện khoảng 280 cuộc không kích kể từ thời điểm đó đến nay.

Nhưng Pháp mới chỉ bắt đầu tấn công các mục tiêu tại Syria chưa đầy hai tháng, và đã thực hiện chưa đến 10 vụ không kích cho đến hôm 15/11. Pháp đã tấn công vào các trại huấn luyện, và đến cuối tuần trước, họ nhằm vào một kho dầu và khí đốt, theo một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Pháp.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Jean Yves Le Drian cho biết những mục tiêu mỏ dầu và khí đốt được lựa chọn vì IS bán dầu và khí đốt của chúng tại thị trường chợ đen để có tiền chi trả cho việc mua vũ khí.

Có hai mặt cần phải tập trung là thu hẹp lãnh thổ và cắt nguồn tài chính của chúng, theo các quan chức và chuyên gia thuộc chính phủ Pháp.

“Chúng ta cần phải đẩy mạnh việc đuổi chúng ra khỏi lãnh thổ chúng chiếm giữ” Jean Charles Brisard, một chuyên gia về khủng bố, người từng làm việc trong chính phủ Pháp và hiện là chủ tịch của Trung tâm Phân tích Khủng bố, một nhóm nghiên cứu tại Paris nói.

“Hầu hết các nguồn tài nguyên của chúng là từ vùng đất chúng kiểm soát. Vì vậy chúng ta phải ngăn chúng tiếp cận tài nguyên ở Iraq và Syria.

Mỹ hiện có lực lượng bộ binh ở Iraq, hỗ trợ các chiến binh người Kurd tại Syria và Iraq để chống lại IS. Pháp chưa quyết định liệu họ có làm điều giống như Mỹ hay không.

Ngày 15/11, ông Hollande gặp người tiền nhiệm và đối thủ của mình, Nicolas Sarkozy, tại điện Élysée. Ông Sarkozy đã kêu gọi Pháp cần hành động kiên quyết chống lại IS – điều mà ông Hollande cũng đang muốn thực hiện. “Chúng tôi cần tất cả mọi người đồng lòng để tiêu diệt IS”, ông Sarkozy nói.

Thông báo tuyển trực tiếp xuất khẩu lao động Nhật Bản

Tuyển dụng xuất khẩu lao động Đài loan

comments

Nội dung liên quan