Chuyện ban nhạc hủy diễn và căng thẳng ngoại giao Trung-Triều

Quyết định hủy biểu diễn tại Bắc Kinh của nhóm nhạc Triều Tiên được nhà lãnh đạo Kim Jong-un yêu thích đang làm dấy lên những nghi vấn về bất đồng giữa hai quốc gia.
chuyen-ban-nhac-huy-dien-va-cang-thang-ngoai-giao-trungtrieu
Ban nhạc Moranbong (Ảnh SCMP)
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ngày 14/12 dẫn ý kiến của các chuyên gia phân tích cho rằng dù quan chức hai nước khẳng định Trung Quốc và Triều Tiếp sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động trao đổi và giao lưu văn hóa song quyết định hủy diễn của ban nhạc Moranbong cho thấy mối quan hệ song phương vẫn còn nhiều trở ngại.

Ban nhạc Moranbong, ban nhạc nữ và được đích thân nhà lãnh đạo Kim Jong-un lựa chọn, và dàn nhạc công của Triều Tiên đã rời Bắc Kinh hôm 12/12 chỉ vài giờ trước khi họ có lịch biểu diễn tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia.

Tân Hoa Xã cho biết quyết định hủy diễn nêu trên được đưa ra vì “các vấn đề liên lạc giữa hai bên”. Bài viết của Tân Hoa Xã khẳng định Trung Quốc luôn đánh giá cao các cuộc trao đổi văn hóa với Triều Tiên và sẵn sàng hợp tác để thúc đẩy giao lưu và tăng cường hợp song phương trong lĩnh vực văn hóa cũng như các lĩnh vực khác.

Chuyến lưu diễn tại Trung Quốc của ban nhạc Moranbong được đánh giá là dấu hiệu cho thấy quan hệ ấm dần lên giữa Triều Tiên và Trung Quốc sau một thời gian dài “lạnh nhạt”.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời một quan chức giấu tên Trung Quốc cho biết Triều Tiên ban đầu đã đề nghị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hoặc Thủ tướng Lý Khắc Cường tham dự buổi diễn đầu tiên. Sau đó, Trung Quốc nhất trí cử một thành viên trong Bộ Chính trị tới tham dự nhưng vào phút chót, Bắc Kinh lại chỉ định một quan chức cấp thấp hơn.

Giáo sư về quan hệ quốc tế ở Đại học Cát Lâm, ông Sun Xingjie cho biết nếu buổi biểu diễn diễn ra như kế hoạch, hai nước có thể ca ngợi đây là dấu hiệu cho thấy quan hệ song phương “ấm dần lên” song một khi ban nhạc Moranbong hủy diễn và bỏ về nước, mối quan hệ hai nước một lần nữa lại gặp trở ngại.

“Các nhóm nhạc của Triều Tiên hoạt động không chỉ phục vụ cho số đông khán giả. Bình Nhưỡng muốn có ít nhất một thành viên của Bộ Chính trị Trung Quốc tham dự buổi biểu diễn. Điều đó sẽ cho thấy niềm tin giữa lãnh đạo hai nước. Tuy nhiên, sau khi sự việc xảy ra, Tân Hoa Xã cho thấy Bắc Kinh muốn hạ thấp sự kiện thành một cuộc trao đổi văn hóa thường niên. Do vậy, quyết định cử quan chức cấp thấp tới tham dự cho thấy Trung Quốc cố gắng giảm thiếu tầm quan trọng của sự kiện này. Rõ ràng quan điểm của phía Trung Quốc không nhận được sự ủng hộ từ Triều Tiên”, ông Sun nhận định.

Trong khi đó, ông Cui Zhiying, chuyên gia thuộc Đại học Tongji ở thành phố Thượng Hải, cho rằng các tham vọng sở hữu hạt nhân của Triều Tiên thời gian qua đang ảnh hưởng tới kế hoạch thúc đấy bản đảo Triều Tiên phi hạt nhân của Trung Quốc.

Quan điểm của ông Cui Zhiying cũng nhận được sự ủng hộ của chuyên gia Sun khi cho rằng nếu lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tới xem buổi biểu diễn, phía Triều Tiên có thể “dịch” động thái đó là một sự ủng hộ cho chương trình phát triển hạt nhân của nước này.

Tuyển dụng xuất khẩu lao động Đài loan

Thông báo tuyển trực tiếp xuất khẩu lao động Nhật Bản

comments

Nội dung liên quan